//custa.cantho.gov.vn/files/images/THANG%2011.2021/bai%20chu%20Nguyen.png

Mối quan hệ thành phố Cần Thơ với đồng bằng sông Cửu Long và một số đề xuất trong phát triển vùng

MỐI QUAN HỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG.

                                                                                                       Trần Ngọc Nguyên

                                                   Liên hiệp các hội khoa học & Kỹ thuật TP Cần Thơ

 Mối quan hệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm phía cực nam của Việt Nam, là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm tuy chỉ chiếm 12% diện tích, 18% dân số cả nước, nhưng tạo ra 50% sản lượng lúa, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% các loại trái cây, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước. ĐBSCL có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ. 

Thành phố Cần Thơ với vị tri địa lý nằm ở ngã tư các trục giao thông bắc –nam, đông – tây của ĐBSCL, cũng như lưu thông trong và ngoài vùng bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, nên mặc nhiên có vai trò quan trọng trong giao lưu, trung chuyển hàng hóa nông sản, thủy sản và các loại dịch vụ cung ứng tiêu thụ phục vụ phát triển kinh tế vùng, cũng như phục vụ đời sống văn hóa xã hội trong quá trình phát triển. Từ vị trí địa lý-lịch sữ của vùng đất được mang tên Trấn Giang (có thể hiểu Đô thị Sông nước) từ lúc khai phá ĐBSCL cách nay 3 thế kỷ, đến nay TP Cần Thơ tiếp tục vai trò trung tâm của vùng theo định hướng của Nghị quyết 59 năm 2020 của Bộ Chính Trị và các quy hoạch của Nhà nước.                    

 Một số đề xuất

Tuy là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp có sản lượng nông sản, thủy sản hàng hóa cao nhất của cả nước, nhưng một công trình nghiên cứu được hợp tác bởi VCCI và Trường Chính sách Công Fulbright công bố năm 2020 cho thấy vai trò kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần so với các vùng khác trong cả nước, tỷ trọng đóng góp của ĐBSCL vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 3 thập kỷ qua giảm mạnh.

Nếu năm 1990, GDP của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ bằng 2/3 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì sau 2 thập niên, GDP của Đồng bằng sông Cửu Long chỉ bằng 2/3 GDP của Thành phố Hồ Chí Minh và kéo dài đến hiện tại (TTXVN/Vietnam+ 14/12/2020).

Di dân của Đồng bằng sông Cửu Long lên thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ thời gian qua theo báo cáo trên là đáng báo động, càng thể hiện sâu sắc qua hiện trạng dòng lao động “hồi cư” từ TP HCM và miền Đông về ĐBSCL sau dịch COVID 19, đang thể hiện bộ phận dân cư ĐBSCL dễ bị tổn thương nhất, cũng như cần các hổ trợ trong phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch để phát triển bền vững.

Từ những căn cứ trên, đề xuất mốt số biện pháp như sau:

1. Mời gọi đầu tư phát triển chuổi logistic cho hàng nông sản thủy sản tại Cần Thơ (Đã có cảng biển, sân bay quốc tế, chính sách mời gọi đầu tư) để giãm chi phí, tăng lợi nhuận, gia tăng việc làm cho dân cư lao động vùng, kích thích phát triển toàn vùng ĐBSCL.

2. Mời gọi đầu tư các nhà máy chế biến nông sản thủy sản, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá trị gia tăng cao phù hợp tiêu chuẩn châu Âu và quốc tế, sử dụng hiệu quả nguồn lao động “hồi cư” sau đại dịch covid 19.

3. Tổ chức quốc tế hỗ trợ các dứ án Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cho cán bộ trong các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, và giáo dục đào tạo tại TP Cần Thơ và ĐBSCL, dạy nghề nông thôn, hổ trợ Giới tạo sinh kế trong phát triển bền vững vùng ĐBSCL, cũng như giúp phát triển hệ sinh thái Khởi nghiệp - Đổi mới sáng tạo.

4. Hổ trợ xây dựng nền Nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong bối cảnh cách mạng kỹ thuật số trong sản xuất và đời sống, và nhất là thích ứng sau COVID-19.