//custa.cantho.gov.vn/files/images/tin-tuc/Thong-tin-khcn/th07/Tri-Thuc-Va-Nhung-Van-De-Dat-Ra-Truoc-Yeu-Cau-Phat-Trien-Tp-Can-Tho.jpg

Trí Thức Và Những Vấn Đề Đặt Ra Trước Yêu Cầu Phát Triển Tp Cần Thơ

TRÍ THỨC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRƯỚC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN TP CẦN THƠ

****

   Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng trong sự hình thành và phát triển của kinh tế trí thức, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, và tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển. Trước sự biến đổi phát triển mạnh mẽ của thế giới về khoa học công nghệ - cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4. Đảng ta chủ trương phải nắm bắt thời cơ để phát triển nền công nghiệp nước nhà. Đồng thời đặt ra trách nhiệm cho toàn Đảng, toàn quân ta là phải đồng tâm hiệp lực tiếp cận cuộc cách mạng này, ra sức phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ công nhiệp hòa, hiện đại hóa.

     Thành phố Cần Thơ từ năm 2004 được nâng cấp là thành phố trực thuộc TW. Để tạo động lực thúc đẩy cho thành phố phát triển, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau 15 năm thực hiện, thành phố đã có tổng kết và Bộ Chính trị cũng đánh giá là:  Thành phố đã khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế cho phát triển. Kinh tế tăng trưởng đạt mức bình quân 7,27%/năm, tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) đạt mức 88,3 triệu đồng/năm; ngân sách tự cân đối và có điều tiết về trung ương; Cần Thơ đã trở thành đô thị loại I với tiêu chí “sáng, xanh, sạch, đẹp”.

      Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng thành phố vẫn còn những hạn chế đó là: chưa phát huy hết tiềm năng, bộ máy hoạt động chưa đồng đều; chưa tạo ra sự đột phá, chất lượng tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị chuyển biến chưa đồng đều, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa đồng bộ, phát triền văn hóa xã hội còn nhiều bất cập...Để tiếp thêm sức mạnh cho thành phố Cấn Thơ có điều kiện tăng tốc. Ngày 5-8-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 59-NQ/TW về xây dựng và phát triển TPCT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là một Nghị quyết mang ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng đặc biệt trên một số phương diện sau đây:

    Trước hết nó mang tầm quan trọng đặc biệt bởi đến năm 2030 nước ta kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2030) và 100 năm thành lập nước cộng hòa XHCN Việt Nam (1945 -2045) đặt ra trách nhiệm cho TPCT phải phấn đấu trở thành thành TP trung tâm của cả vùng - là thành phố sinh thái hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước của vùng ĐBSCL (là trung tâm của vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến...)

Một góc thành phố Cần Thơ. Ảnh: internet

     Thứ hai, đây là một Nghị quyết hết sức sâu sắc: đánh giá một cách khách quan những kết quả đạt được trong 15 năm và những hạn chế, mặt được và chưa được, tình hình và nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan đã làm hạn chế sự phát triển nên thành phố chưa xứng tầm là vai trò trung tâm, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển cho cả vùng.

     Thứ ba là, Nghị quyết còn có một ý nghĩa khác là nó được kế thừa và phát triển Nghị quyết 45-NQ/TW trước đây, thành phố tiếp tục phát triển trên nền sẵn có, cần nhận thức đầy đủ tiềm năng và lợi thế; tầm quan trọng của vị trí trung tâm của vùng hạ lưu sông Mê Công.

Ngoài ra Nghị quyết số 59-NQ/TW ra đời trong thời điểm Đảng ta đang tổng kết 35 năm đổi mới và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Cần Thơ có dịp soi rọi, rút ra những bài học kinh nghiệm, cụ thể hóa vào Nghị quyết Đại hội lần thứ XIVcủa thành phố, đồng thời đề ra chương trình hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện có kết quả tốt hơn.

     Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 59-NQ/TW, thành phố Cần Thơ đề ra mục tiêu tổng quát như sau:

  - Giai đoạn 2021-2025: tăng trưởng GRDP đạt mức 7,5-8%/năm, đến năm 2025, GRDP/người đạt 6.200 - 6.800 USD.

 - Giai đoạn 2026-2030: tăng trưởng GRDP đạt mức 7-7,5%/năm. Đến năm 2030, GRDP/người đạt 9.400 - 11.000 USD. Để thực hiện được các chỉ tiêu tổng hợp nêu trên, Trung ương cũng giao trách nhiệm cho Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban Kinh tế TW, các ban Đảng và Đảng đoàn trực thuộc Trung ương, các Tỉnh ủy, Thành ủy trong cả nước, nhất là các tỉnh ĐBSCL tăng cường củng cố mối quan hệ hợp tác với TP Cần Thơ để cùng nhau phát triển. Tuy nhiên Nghị quyết số 59-NQ/TW đề ra 10 nhiệm vụ và giải pháp cho Đảng bộ, chính quyền thành phố Cần Thơ phải thực hiện đồng bộ và quyết liệt. Đặc biệt là khắc phục tốt những tồn tại, yếu kém trong thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW mà Bộ Chính trị đã nêu.

     Trong 10 nhiệm vụ và giải pháp nói trên, bài viết này chúng tôi xin đi sâu vào nhiệm vụ và giại pháp thứ 5, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.....khẳng định vị thế là trung tâm giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ....”. Chỉ riêng nhiệm vụ này đã thấy một khối lương công việc đồ sộ, đòi hỏi phải triển khai thực hiện ngay từ những năm đầu của kế hoạch 5 năm ... Nhận thức được tầm quan trọng, cấp bách của Nghị quyết. Chỉ sau một tháng, Thành ủy Cần Thơ đã ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW, đã đề ra mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ và giải pháp, phân công trách nhiệm cho các ngành, các cấp và cá nhân từng lãnh đạo chủ chốt của thành phố. Tuy nhiên đây mới là bước khởi đầu, để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu cần phải có những điều kiện cần và đủ, đó là nhân lực, tài lực, vật lực, và đương nhiên phải có sự phù trợ của thiên thời - địa lợi - nhân hòa....

     Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: kế hoạch một phần, biện pháp phải mười phần. Ý nói lên trên cơ sở kế hoạch của thành phố, mỗi ngành, mỗi địa phương cần phải có những giải pháp cụ thể, chi tiết mang tính khả thi cao, phải phát huy tiềm năng lợi thế của mỗi địa phương, không áp đặt, dập khuôn máy móc, đặc biệt là tiềm lực sức người, cụ thể là sức mạnh của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh kinh yêu đã dạy “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

 Đảng ta cũng thường đánh giá: sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Từ toàn dân cần hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các tầng lớp nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Vậy trí thức trên địa bàn thành phố Cần Thơ làm gì cho sự phát triển của thành phố nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính Trị về xây dựng và phát triển TPCT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ?

          TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRÍ THỨC THỜI GIAN QUA :

      Đội ngũ trí thức trên địa bàn TPCT và đội ngũ trí thức hoạt động trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TPCT đến cuối năm 2020 (theo số liệu của sở Khoa học và Công nghệ và của các Hội thành viên) như sau:

     Tổng số trí thức trên địa bàn thành phố là 25.850 người trong đó thuộc Liên hiệp hội là 7.967 người chiếm tỷ lệ 30,82%. Trong đó tiến sĩ 521 người, thuộc LHH là 111 người chiếm 21,30%, thạc sĩ là 4.872 người, thuộc LHH là 601 người chiếm 12,33%. Đại thọc toàn thành phố là 20.457 người, thuộc LHH là 1.823 người chiếm 8,91%.

      Về vai trò của đội ngũ trí thức, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 26/8/2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định “trong mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, Đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá trí thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng trong sự hình thành và phát triển của kinh tế trí thức phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Họp mặt nhà khoa học – trí thức tiêu biểu thành phố Cần Thơ.

      Trong điều kiện không đủ số liệu để chứng minh sự đóng góp của trí thức toàn thành phố vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, xong với suy nghĩ chủ quan của mình chúng tôi nhận thấy: nhìn chung đội ngũ trí thức hiện nay, dù là người thành phố hay là người của bốn phương, dù đào tạo trong nước hay nước ngoài về...họ đều có lòng yêu nước, muốn được đóng góp sức mình để xây dựng thành phố Tây Đô của chúng ta. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào việc phân công có phù hợp với chuyên môn đào tạo và năng lực sở trường, và với yêu cầu được tự do phát huy sức sáng tạo của cá nhân? Chỉ xin nêu một ví dụ sau đây để minh họa cho ý kiến trên: năm 2020 là năm Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ thành phố và Đại hội đại biều toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thành ủy giao cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy lấy ý kiến đóng góp văn kiện của hai Đđại hôi nêu trên. Qua hai lần lấy ý kiến đã có gần 60 lượt trí thức, mỗi lượt có hàng trăm ý kiến sâu sắc, thiết thực để lãnh đạo nghiên cứu bổ sung cho các văn kiện.

      Đối với sự đóng góp cho Liên hiêp hội: trong nhiệm kỳ (2016- 2021) với gần 15 cuộc hội thảo lớn (không kể các hội thảo do các hội tổ chức) đã có trên 100 trí thức tham gia tham luận, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm cho nông dân, các doanh nghiệp, các cơ quan chuyên ngành. Một hoạt động khác là hai năm một lần, Liên hiêp cùng các ngành liên quan trong thành phố tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật, có nhiều trí thức trong đó có cả ngành công an, quân sự và doanh nghiệp tham gia hội thi và nhiều người đạt giải nhất, nhì toàn thành phố.

Hội thảo giảm dần rác thải nhựa, túi nylon do Liên hiệp Hội Cần Thơ tổ chức.

      NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG VIỆC TẬP HỢP ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC HIỆN NAY, NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.

      Như trình bày trên, đội ngũ trí thức trên địa bàn TPCT ngày càng đông đảo, lớn mạnh. Có thể nói không có tỉnh nào thuộc ĐBSCL lại có đội ngũ trí thức như Cần Thơ. Hiện có là 25.850 người. (KHKT 17.432 người, KHCN 382 người, KTXH là 7.960 người, VHNT,TT là 76 người) tuy nhiên phần lớn trí thức thuộc các viện, cơ quan trung ương, các trường đại học... do đó họ phải thực hiện các công việc chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy do cơ quan phân công. Mặt khác họ bị chi phối bởi yêu cầu nghiên cứu khoa học và thực hiện sự hợp tác của nhiều tỉnh trong vùng với điều kiện thông thoáng, môi trường thuận lợi hơn, chứ không chỉ phục vụ cho thành phố Cần Thơ. Việc bố trí, sử dụng cán bộ thuộc TP tuy đã có cố gắng bố trí cán bộ đã qua đào tạo, tuy nhiên chưa thật đúng với chuyên môn, và còn nặng về yêu cầu cơ cấu. Tình trạng rút cán bộ từ cấp dưới lên (có một ít trướng hợp thần tốc) nên chưa đủ tầm. Cách làm này chưa phù hợp với yêu cầu đưa cán bộ giỏi về cơ sở, do đó chỉ loay hoay với công việc sự vụ, họp hành, lại có những cán bộ thay đổi vị trí công tác liên tục... không có thời gian để nghiên cứu chiến lược phát triển mang tính khả thi, một vấn đề khác cũng cần phải nói lên đó là tình trạng chạy theo bằng cấp, học tập chắp vá, thiếu kiến thức cơ bản (học giả bằng thật), do đó không có những cánh chim đầu đàn. Một khía cạnh khác là chính sách đãi ngộ. Tuy đã có những quy đinh, nhưng thiếu những hướng dẫn chi tiết, thiếu đồng bộ, ăn khớp, nên nó chưa đi vào cuộc sống, chưa thu hút được nhân tài. Công tác học tập chính trị, tư tưởng cho trí thức, gặp gỡ động viên, kêu gọi hiến công, hiến kế...chưa có diễn đàn phù hợp, và chưa tổ chức được cho từng loại trí thức...làm cho trí thức nhận thấy mình chưa được tôn trọng và sử dụng theo các Nghị quyết và chính sách của Đảng và Nhà nước TW và thành phố đã ban hành, nên chưa tạo thành sức mạnh, do đó chưa phát huy hết tài năng, chất xám vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

      Những đề xuất, kiến nghị sau đây để các cơ quan chức năng tham mưu cho lãnh đạo thành phố, nhằm đông viên trí thức góp công sức cho thành phố ngày càng hiệu quả hơn.   

    Những hiện tượng, sự việc nêu trên vừa có nguyên nhân khách quan, vừa có nguyên nhân chủ quan. Thiết nghĩ thành phố nên có sự tổng kết đánh giá công tác quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ ít nhất là 10 năm gần đây để có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn (chấm dứt tình trạng gần Đại hội là phải đốt đuốc tìm cán bộ), đồng thời xem xét lại chính sách đào tạo, chính sách thu hút chất xám để có sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh làm cho nó có sức sống và phát huy tác dụng. Danh nhân chính trị - văn hóa Thân Nhân Trung đã dạy “Các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng” (Bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1442 - tại Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội).

    Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dạy “con người là gốc của mọi công việc”, “muốn xây dựng CNXH cần phải có con người XHCN”. Để có thể tập hợp được đội ngũ trí thức cụ thể, chứ không phải chỉ nắm trên giấy, động viên, lôi cuốn họ vào guồng máy chung. Không để họ đứng ngoài cuộc. Trước mắt đề nghị thành phố cho phép Liên hiệp Hội thành lập Câu lạc bộ trí thức - khoa học, sáng tạo, trong đó có các chi hội chuyên ngành, hàng tháng, quý...tổ chức sinh hoạt chung và sinh hoạt chuyên đề, nhằm phát huy sự tự do, sáng tạo của họ. Câu lạc bộ này phải có con người tổ chức và kinh phí nhà nước cấp để duy trì nó. Khi có điều kiện nâng lên thành câu lạc bộ cấp thành phố. Qua đó có thể chọn lọc họ bổ sung vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo thành phố có chất lượng.

     Việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và học tập các nghị quyết của Đảng, hiện nay tổ chức học trực tuyến và học chung cho mọi đối tượng. TP cần tổ chức học tập triêng cho đội ngũ trí thức một cách chuyên sâu, thiết thực hơn làm cho họ thấm sâu hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ của trí thức đối với thành phố, khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, khơi dậy lòng say mê khoa học mà cống hiến.

     Việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, nhất là cán bộ cấp sở, ngành thành phố, cấp quận, huyện cần sớm áp dụng hình thức thi hoặc trình bày chương trình, hành động để tuyển chọn cán bộ tài giỏi dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nếu trong hai năm không hoàn thành nhiệm vụ cần phải thay ngay, không để hết nhiệm kỳ 5 năm, làm cho ngành đó chậm phát triển. Một thành phố mà có đến 4-5 ngành, quận huyện yếu kém thì làm sao mà hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết thành phố và Nghị quyết số 59 của Bộ Chính trị?

     Bài học về sức mạnh lòng dân, và lòng yêu quê hương, đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội trong hai cuộc chống kẻ thù xâm lược. Đặc biệt là trong chống dịch Sar-Covi2 của Việt Nam còn nóng hổi. Chúng ta đang xây dựng đất nước theo cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, “vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đây là sự nghiệp cách mạng sáng tạo, to lớn của Đảng và nhân dân ta. Là quá trình cải biến xã hội sâu sắc, đòi hỏi phải huy động mọi khả năng và trí tuệ của nhân dân, nhất là đội ngũ trí thức. Hơn lúc nào hết nhân dân ta phải tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước, nêu cao tinh thần tự lực tự cường, lòng tự hào dân tộc. Chuyển tinh thần thông minh, dũng cảm, sáng tạo trong chống giặc ngoại xâm, giặc Covid-19 sang xây dựng đất nước, thực hiện khát vọng làm giàu theo đúng mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh đề ra. Lúc này chúng ta càng thấm thía lời dạy của vị Cha già kính yêu Hồ Chí Minh rằng “chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người”.

                                                           Cần Thơ ngày 01-07-2021

                                                                  Trương –Viết- Hùng

                                                           ( PBT Đảng đoàn LHH Cần Thơ )