PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH COVID, HẬU COVID CHO CỘNG ĐỒNG LGBT
Ths Bs Huỳnh Anh Tuấn
Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long
Bệnh COVID-19 là bệnh lý do virus có tên SARS-CoV-2 gây ra. Đây là bệnh lý rất dễ lây nhiễm và phát tán rất nhanh. Từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 đến tháng 5/2023, trên thế giới có đến 6.874. 249 người tử vong. Riêng ở VN đến nay có 11.589.579 người mắc bệnh và có đến 43.201 người tử vong. Theo số liệu gần đây về tình hình dịch bệnh tại Việt nam, số ca hiện mắc vẫn còn tăng lên rất nhanh kể cả số nhập viện và tử vong. Tuy nhiên, tình hình dịch vẫn được kiểm soát tốt và các ca hiện mắc đa số nhẹ và không triệu chứng, các ca bệnh nặng và tử vong phần lớn xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi, suy giảm miễn dịch hay mắc nhiều bệnh đồng mắc. Vì thể việc phòng ngừa COVID-19 luôn luôn là cần thiết với cộng đồng nói chung và LGBT nói riêng vì trong đó nhóm MSM (đồng tính nam) với đặc trưng riêng biệt có nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục cao, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với các yếu tố có hại từ bên ngoài.
ThS. BS Huỳnh Anh Tuấn – Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long
Để phòng ngừa tốt bệnh COVID-19 và Hậu COVID, trước hết chúng ta cần hiều thêm về cách lây lan, triệu chứng và nhận biết các nhóm dể mắc bệnh và dễ bị Hậu COVID. Thông thường, COVID-19 gây bệnh chủ yếu trên đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh tương tự như cảm cúm hay viêm phổi. Tuy nhiên virus gây bệnh có thể tấn công các cơ quan khác ngoài hô hấp. Hầu hết bệnh nhân nhiễm COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ, trừ một số trường hợp cá biệt bệnh nhân nặng và gây tử vong. Một số người nhiễm COVID-19, trong số trên có ít hay không có triệu chứng, vẫn mang các triệu chứng bệnh kéo dài sau đó, được gọi là Hậu COVID.
1-Phòng ngừa và điều trị nhiễm COVID-19
Những người nhiễm bệnh này khi thở, ho, hắt hơi làm bắn ra các hạt nhỏ có chứa virus. Những người xung quanh có thể hít phải các hạt này hay bị chúng bắn vào mắt, mũi hay miệng. Một số trường hợp bị bệnh là chạm vào các bề mặt vật dụng có sự lắng đọng của những hạt nhỏ chứa vi rus. Cần lưu ý rằng những người bị nhiễm bệnh cũng có thể phát tán bệnh dù bản thân họ không có triệu chứng. Với những hiểu biết hiện nay, việc động vật nhiễm bệnh COVID-19 có nguy cơ lây truyền cho người rất thấp. Người nhiễm bệnh có hay không triệu chứng có thể lây lan cho động vật khi tiếp xúc gần. Vì thế, những người được xác định đã nhiễm hay nghi ngờ nhiễm COVID-19 nên tránh tiếp xúc với động vật.
Có nhiều cấp độ hành động để phòng chống nhiễm bệnh để giúp chúng ta bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Trung tâm Phòng chống dịch bệnh của từng địa phương dựa trên các số liệu và thông tin thu thập mới nhất liên quan của từng nơi để có thể đưa ra các phương án hành động cụ thể giúp cho cá nhân và cộng đồng tránh được bệnh tật.
- Tuân thủ vệ sinh tay và mang khẩu trang nơi công cộng: Do tính chất lây bệnh lan, việc mang khẩu trang và thường xuyên rửa tay là hết sức cần thiết. Điều này ngoài việc giúp chúng ta phòng bệnh mà còn tránh được các bệnh lý lây qua đường hô hấp khác. Khẩu trang giúp chúng ta tránh hít trực tiếp các tác nhân gây bệnh kể cả virus trong không khí từ các giọt bắn. Việc rửa tay cần thành một thói quen vì thường chứa rất nhiều vi khuẩn, virus do quá trình sinh hoạt chúng ta thường xuyên tiếp xúc, va chạm với đồ vật và những người xung quanh. Cần lưu ý 5 thời điểm quan trọng để rửa tay như
- Sau khi sinh hoạt tham gia hoạt động ngoài trời
- Sau khi đi vệ sinh hay sử dụng nhà vệ sinh
- Sau khi tiếp xúc và chăm sóc người bệnh
- Sau khi hắt hơi sổ mũi
- Trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn
Ngoài ra để tránh lây bệnh cho người khác cần rửa tay trước khi tiếp xúc chăm sóc cho người bệnh.
- Tuân thủ và cập nhật các thông tin mới nhất về tiêm vaccin phòng COVID-19: Sau một thời gian nhất được được chích vaccin, cơ thể chúng ta tạo ra kháng thể để chống lại virus này. Việc tuân thủ chích nhắc lại theo chương trình là để tăng cường nhắc nhở cho cơ thể và tăng tạo kháng thể chống lại bệnh. Dù một số người đã chích ngừa vẫn bị nhiễm COVID-19 nhưng các nghiên cứu cho thấy việc chích ngừa làm giảm nguy cơ bệnh trở nặng, giảm tỉ lệ nhập viện và giảm tỉ lệ tử vong. Tổ chức Y tế thế giới WHO và Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ cũng khuyến cáo nếu không có chống chỉ định với vaccin, người dân cần được chích ngừa và tuân thủ các thông tin ban hành tại nơi đang sống.
- Nơi ở và làm việc cần thoáng mát và thông gió nhiều. Đặc biệt nhà ở cần được thông khí nhiều để có luồng khí ra vào. Ngoài ra nếu có điều kiện cần có các bộ phận lọc các phần tử nhỏ đi vào. Trong điều kiện sinh hoạt của chúng ta, cần mở cửa sổ thường xuyên để thông khí trong nhà được tốt hơn. Việc tăng cường các hoạt động ngoài trời (nhưng tránh nơi đông người) giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 hơn là các hoạt động bên trong nhà.
- Nếu nghi ngờ nhiễm COVID-19 cần phải xét nghiêm ngay: Khi nghi có các triêu chứng hô hấp như đau họng, sổ mũi, ho có thể mệt sốt, cần làm xét nghiệm ngay. Các xét nghiệm hiện tại có thể thực hiện tại nhà hay đến Trung tâm Y tế. Việc phát hiện nhiễm bệnh giúp chúng ta tự chăm sóc bản thân và phòng ngừa lây bệnh cho người thân và những người chung quanh.
- Khi mắc bệnh COVID-19: Khác với nhóm người khỏe mạnh, những người bị suy giảm miễn dịch mắc phải cần đến khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị cụ thể. Việc chỉ định dùng các thuốc đặc trị bên cạnh các thuốc điều trị hằng ngày cần được phải được các bác sĩ chuyên khoa xem xét chỉ định bên cạnh các phương pháp không dùng thuốc khác như tập thở, chế độ tập luyện thích hợp, hướng dẫn chế độ ăn và nghỉ ngơi, vệ sinh hợp lý.
- Hướng dẫn chung cho việc điều trị bệnh COVID-19. Bên cạnh các thuốc đặc trị như kháng virus, kháng viêm, chống đông máu nếu được chỉ định từ bác sỹ điều trị, Hướng dẫn của Bộ Y tế, các trường hợp nhẹ không nhập viện cần
- Nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ nhàng (tùy vào tình trạng sức khỏe của mình)
- Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày
- Uống nhiều nước, không đợi khát mới uống. Có thể bổ sung thay nước uống bằng các loại nước trái cây, trà thảo mộc, trà ac-ti-sô
- Cố gắng ăn đủ bữa, các thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng phù hợp từng cơ địa
- Tăng cường các loại rau củ, trái cây tươi
- Cần suy nghĩ tích cực, tâm lý thoải mái
- Nếu sốt>38 o5 hay đau đầu và không dị ứng với Paracetamol, dùng Paracetamol dạng sủi hay viên nén 500 mg. Uống mỗi lần 1 viên, có thể lập lại sau 4-6 giờ và không quá 4 viên mỗi ngày với người lớn
- Tự theo dõi mức độ khó thở, độ bão hòa của oxy trong máu để kịp thời báo cho các bác sỹ
Hội Đông Y Việt Nam cũng có những hướng dẫn nhằm giảm nhẹ các triệu chứng khi mặc COVID-19 như sau
- Với nhiều không triệu chứng hay triệu chứng hô hấp nhẹ, không khó thở, có thể xông với tinh dầu lá sả, bạc hà, quế, võ bưởi, lá bưởi. Thởi gian xông từ 5-10 phút và nhiệt độ khoảng 60-70oC
- Tập thở ngực: tập thở nhẹ, đều, sâu dài. Thở sâu có tác dụng làm tăng sức khỏe nội tạng và cơ bụng, làm tinh thần yên tĩnh. Mỗi lần tập thở từ 3-5 phút, mỗi ngày 2-3 lần
2-Phòng ngừa và điều trị Hậu COVID
Hâu COVID là một vấn đề mới về sức khỏe, tái phát hay đang diễn ra ở những người sau khi nhiễm COVID-19. Hầu hết những người nhiễm bệnh thường cảm thấy khỏe lại sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, sau 4 tuần nhiễm được ghi nhận là thời điểm bắt đầu Hậu COVID. Hậu COVID có thể xảy ra với bất cứ ai đã nhiễm. Tuy nhiên có một số trường hợp bị Hậu COVID mà bản thân họ không hề biết trước họ đã nhiễm bệnh.
Đến nay, chưa có một xét nghiệm nào xác định chắc chắn các triệu chứng và tình trạng bệnh của chúng ta là do Hậu COVID gây ra. Hậu COVID cũng không phải là bệnh lý duy nhất. Các bác sĩ thông qua thăm khám hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, dựa vào tiền sử bệnh có nhiễm COVID-19 hay có tiếp xúc với bệnh.
Về triệu chứng lâm sàng, Hậu COVID gồm nhiều bệnh đa dạng khác nhau. Các triệu chứng này có thể kéo dài tuần, tháng thậm chí cả năm sau khi nhiễm COVID-19. Chúng có thế mất đi rồi tái lại. Một số người bị Hậu COVID có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng thậm chí cả năm, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần. Cần lưu ý rằng các triêu chứng Hậu COVID của những người bị bệnh và thời gian diễn ra cũng rất khác nhau. Do đó để chẩn đoán bị Hậu COVID, cần thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để loại trừ các bệnh lý khác gây triệu chứng tương tự. Một số dấu hiệu hay gặp là:
Toàn trạng:
- Mệt mỏi, rả rời chân tay ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày
- Mệt nhiều sau vận đông gắng sức, sốt.
Triệu chứng tim phổi:
- Cảm giác khó thở, thiếu hơi, ho
- Đau ngực, cảm giác đánh trống ngực
Triệu chứng thần kinh:
- Khó suy nghĩ hay khó tập trung (sương mù não)
- Đau đầu, khó ngủ
- Chóng mặt khi đứng dậy
- Cảm giác châm chích, tê buốt, thay đổi vị giác, khướu giác
- Trầm cảm hoặc lo âu
Các triệu chứng khác:
- Đau bụng, tiêu chảy
- Đau nhức cơ khớp
- Phát ban
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ
Các triệu chứng trên kéo dài, khó kiểm soát và điều trị. Tuy nhiên khám lâm sàng và các xét nghiệm máu thông thường, chụp phổi và điện tim bình thường. Các triệu chứng được ghi nhận tương tự như trong hội chứng mệt mỏi mạn tính. Do đó việc chẩn đoán bệnh thường bị bỏ qua nhất là sau khi bệnh nhân bị nhiễm trùng khác kèm theo.
Nhóm người nào dễ bị HẬU COVID?
Nhiều nghiên cứu cho thấy có một số người dễ bị Hậu COVID hơn những người khác là
- Những người bị COVID-19 nặng phải nhập viện và nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực
- Những người mắc nhiều bệnh mạn tính trước khi bị COVID-19
- Những người không tiêm ngừa vaccin
- Những người mắc hội chứng viêm đa cơ quan trong và sau khi bị COVID-19
- Nhóm người liên quan đến nơi làm việc và sống trong nghèo khó, sự tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe khó khăn
- Nhóm người suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, dùng các thuốc gây suy giảm miễn dịch như corticoid.
Làm cách nào phòng ngừa Hậu COVID?
- Đầu tiên, chúng ta cần làm tránh để bản thân và những người chung quanh bị nhiễm bệnh.
- Với những người không có chống chỉ định tiêm vaccin, cần tuân thủ lịch tiêm và nhắc lại đầy đủ bên cạnh việc tăng cải thiện môi trường sống và làm việc được thoáng mát và thông khí tốt tránh tiếp xúc với người bị bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh.
- Cần thực hiện tốt việc mang khẩu trang và rửa tay nhất là ở các thời điểm nêu trên. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng với những người nhiễm COVID-19 đã được tiêm ngừa sau đó cũng ít mắc phải Hậu COVID khi so sánh với những người không được tiêm vaccin.
- Quan hệ tình dục an toàn để không mắc các bệnh lây truyền tình dục như lậu, giang mai, HIV vì chúng làm sức đề kháng chúng ta suy giảm.
- Có cuộc sống lành mạnh về tinh thần, thể chất và luyện tập thể thao giúp chúng ta có sức đề kháng tốt để chống được COVID-19 và Hậu COVID
Làm thế nào để sống cùng Hậu COVID?
Sống cùng Hậu COVID thực sự hết sức khó khan, nhất là khi không có giái pháp nào có thể giải quyết triệt để vấn đề trên. Tuy nhiên, những người bị Hậu COVID cần đến khám bác sĩ để có được kế hoạch điều trị thích hợp cho từng cá thể hóa. Mục đích của việc điều trị là để cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa việc luyện tập cá nhân như tập thể dục, tăng cường dinh dưỡng, luyện tập tinh thần thư giãn chống stress, suy nghĩ lạc quan, còn việc tuân thủ điều trị từ các bác sỹ chuyên khoa.
Tóm lại, những hiểu biết trên giúp chúng ta tránh nhiễm bệnh cùng hậu quả của nó. Bên cạnh phòng ngừa và điều trị như trên, các biện pháp phòng tránh các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch mắc phải và các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục giúp chúng ta có sức khỏe tốt và tránh lây lan cho người chung quanh, hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc.
Bài viết dựa vào các tài liệu tham khảo từ:
1-Thông tin hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị COVID-19, hậu COVID của Trung Tâm Phòng chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ (www.cdc.gov/coronavirus)
2-Thông tin hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị COVID-19, hậu COVID của Trung Tâm Phòng chống dịch bệnh Bộ Y Tế VN (www.covid19.gov.vn)
3-9 Hướng dẫn F0 điều trị tại nhà cần biết- Bộ Y tế- Cổng thông tin điện tử (www[HAT4] .moh.gov.vn )
4-Các phương pháp bài thuốc Đông Y trong hỗ trợ điều trị COVID-19 từ trang Báo Chính Phủ Viêt Nam (www.baochinhphu.vn)