PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH CẦN ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO VẬN DỤNG TỐT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chúng ta ai cũng biết du lịch là một hoạt động, môt ngành kinh tế tổng hợp rất quan trọng (ngành công nghiệp không khói). Nó bao gồm cả hoạt đông vất chất, dịch vụ, văn hóa, an ninh quốc phòng và ngoại giao...Những người làm du lịch chắc không quên lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 17/3/1963, Bác đến thăm và nói chuyện với công nhân và nhân dân khu tập thể Kim Liên, Hà Nội. Người căn dặn “Kim Liên là hoa sen vàng. Đã là hoa sen thì phải thơm, thơm mãi và thơm thật xa. Phải làm sao có nhiều lời khen và ít tiếng chê”. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng thật sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Như chúng ta biết Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, với đức tính hy sinh cao cả, cả cuộc đời Bác cống hiến cho nhân dân, đất nước không một chút riêng tư. Với gánh nặng nước non, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước và tận tâm tận lực cùng Đảng ta lãnh đạo quân và dân ta đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, dành lại độc lập tự do, non sông gấm vóc cho dân tộc. Ước muốn của Bác là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học học hành. Bác lo phát triển kinh tế cho đất nước, lo giữ gìn an ninh - quốc phòng và bang giao quốc tế, lo phát triển văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục...Đi thăm các đơn vị quân đội, các hợp tác xã, các công trường nhà máy, các trường học. Đi đến đâu Bác cũng ân cần thăm hỏi, dặn dò, với lời nói thân tình, dễ hiểu dễ thực hiện.
Khách sạn kim liên là một trong những khách sạn kiểu mẫu đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa lúc bất giờ, dành riêng đón khách quốc tế và các chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam. Với tài ứng biến của Bác và muốn nhắc nhở, động viên khách sạn phải làm tốt hơn để phục vụ khách nước ngoài nên Người ví Kim Liên là hoa sen vàng, những cán bộ công nhân viên chức, người lao động ở đây phải làm tốt hơn để ngày càng có nhiều lời khen và ít tiếng chê... nó còn mang ý nghĩa sâu sa hơn là ngành du lịch phải làm cho toàn ngành học tập khách sạn Kim Liên, là thơm mãi và thơm thật xa.
NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH VĨ MÔ
Từ lời dạy của Bác chúng ta hiểu sâu sắc rằng khách đến nhà dù là khách trong nước hay khách quốc tế, phải đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho khách từ lúc đến và lúc ra đi. Thời gian khách ở lại phải phục vụ mang tính liên hoàn từ nơi ăn chỗ nghỉ, các dịch vụ, hàng lưu niệm, các điểm thăm quan danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa, những chứng tích chiến tranh...với tinh thần hiếu khách, thân thiện, cởi mở, quí trọng nhưng đề cao cảnh giác với những âm mưu của địch nhằm giữ dìn an ninh trật tự. Qua đó chúng ta thấy rằng sản phẩm du lịch được kết tinh bằng thành quả lao động của cả quá khứ lẫn hiện tại, gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn của nhiều người trong một dây chuyền, như lời Bác dạy “kể cả những người nấu ăn, người dọn bàn” có thể nói phải sử dụng có hiệu quả nhân tài vật lực trong và ngoài ngành du lịch, để ngành du lịch thực sự là những bông sen tinh túy, ngát hương trong vườn hoa muôn sắc của đất nước Việt Nam.
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đó, ngành du lịch từ Trung ương đến các vùng, các địa phương phải xây dựng kế hoạch, chiến lược trước mắt là 5-10 năm, tầm nhìn 20-50 năm: từng giai đoạn, dài hạn, trung hạn, ngắn hạn... từ đó qui hoạch phân công, phân cấp tránh tư tưởng tự phát, khép kín hoặc bỏ ngỏ. Chấm dứt tình trạng “trăm hoa đua nở”, địa phương này có gì thì địa phương khác có nấy, tạo nên sự trùng lắp, nhàm chán, hoặc lai tạo miễn cưỡng...mang tính chất mì ăn liền. Đặc biệt phải quan tâm xây dựng các doaanh nghiệp tiêu biểu đạt tiêu chuẩn ISO, các sản phẩm du lịch phải dạt chuẩn hàng Việt Nam chất lương cao, phải có thương hiệu, tính hấp dẫn cao nhằm thu hút khách. Phải khám phá tìm hướng đi mới tiềm năng mới trong và ngoài nước, thông qua khách du lịch ... phấn đấu đa dạng hóa các hoạt động, các sản phẩm du lịch. Nhằm thực hiện lời dạy của Bác “Du lịch không chỉ thu tiền của khách mà còn được hưởng lợi từ sự khám phá của họ”.
Một nhiệm vụ hết sức quan trọng là phải làm tốt công tác truyền thông nhằm tuyên truyền quảng bá để mời gọi khách, đa dạng hóa hình thức như Pa nô, áp phích, tờ rơi (ngay trên những tờ vé) không chỉ áp dụng cho từng doanh nghiệp mà in luôn mệnh giá thống nhất nếu có thể được. Tổ chức hội thi, hội thảo “chớp nhoáng” có thưởng, làm các video ngắn về vùng đất, con người những sản phẩm, những sáng kiến cải tiến của doanh nghiệp, của địa phương mình để quảng bá. Cần có những chuyến đi học tập trong và ngoài nước thực thụ (chứ không phải đi du lịch cho cá nhân, mà kinh phí nhà nước, doanh nghiệp đài thọ).
Bác của chúng ta cũng đã dạy: dĩ bất biến, ứng vạn biến, nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu vật chất,tinh thần cho khách, tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách, không phải để cho khách đến một lần rồi không bao giờ trở lại. Làm được như vậy chắc Bác cũng vui lòng và mới biến nghị quyết của Đảng thành hiện thực trong cuộc sống. Làm cho ngành du lịch ngày càng phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước -ngành công nghiệp không khói.
THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TP CẦN THƠ
Cần Thơ chúng ta giải phóng cũng gần 50 năm, là thành phố trực thuộc TW cũng gần 20 năm. Nhìn lại quá trình phát triển (xin nói thẳng, nói thật) ta không khỏi chạnh lòng, thời kỳ còn là kinh tế quốc doanh, ngành du lịch và hoạt động du lịch được cấp ủy, chính quyền, các ngành quan tâm: cấp vốn, giao nhiệm vụ,giao kế hoạch doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách, cuối năm tổ chức xét duyêt mức độ hoàn thành, phân phối lợi nhuận... nên hoạt động du lịch lúc bấy giờ cũng góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của thành phố.
Từ khi thực hiện cổ phần hóa thì nhà hàng, khách sạn, tài sản, đất đai phân tán cho nhiều chủ sở hữu, nhà nước chỉ nắm cổ phần chi phối do cơ quan quản lý vốn là phòng tài chính doanh nghiêp thuộc sở tài chính vật giá, còn bộ máy do đại hội cổ đông bầu bán. Đến nay có một số doanh nghiệp đã bán cho nước ngoài hoặc cho một số doanh nghiệp ngoài tỉnh (việc lợi hại thế nào, lời lãi ra sao chúng tôi không có số liệu nên xin không đề cập phần này). Ở đây chúng tôi chỉ nói tình hình cơ sở vật chất của du lịch Cần Thơ. Như ở trên đã nói sau khi cổ phần hóa thì hoạt động ngành du lịch TP hầu như xuống cấp, nhiều nơi chuyển sang cho tư nhân thuê, khách sạn xuống cấp, ăn uống đắt đỏ chất lượng kém giá cả không tương xứng chất lượng, một số nhà hàng chỉ còn trông chờ vào các đám cưới, đám tiệc như: nhà hàng Hoa Sứ, nhà hàng Thái Bình Dương...nhà hàng Hoa Cau cũng đã cho tư nhân thuê, khách sạn Á Châu cho người Hà Nội thuê...Trong khi đó năng lực khách sạn, nhà hàng hiện tại còn sống được đều là của tư nhân: khách sạn Mường Thanh, khách sạn Vinpearl, khách sạn Ninh Kiều 2 và T81 của Quân khu 9, khách sạn nhà hàng Vạn Phát, nhà hàng Lúa Nếp, nhà hàng Hoàng Tử đều của tư nhân, 2 tàu du thuyền thì một của QK 9, một của tư nhân... đã đành là nền kinh tế đa dạng hóa thành phần, đa chủ sở hữu, nhưng nhà nước cũng cần phải có những cơ sở quan trọng, cần thiết để chủ động phục vụ và để có kinh nghiệm quản lý....
Khách sạn 5 sao Vinpearl Cần Thơ. Ảnh: internet
Về điểm du lịch tuy có mấy điểm du lịch như du lịch Cồn Sơn, du lịch Vườn cò Bằng Lăng, vườn trái cây Phong Điền, nhà cổ Bình Thủy, vườn trái cây Mỹ Khánh hiện đang là điểm du lịch nổi đình đám. Tuy nhiên khi vào đó ta thấy đây là mô hình lai tạo: du lịch miệt vườn là đặc thù của vùng sông nước, nhưng vào đó ta thấy có nhiều nhà rông mang dáng dấp Tây Nguyên, có hồ bơi của những đô thị, có đua lợn, đua khuyển ...một khu vườn 4-5 ha cây rợp mát nhưng không có mấy cây có trái, có lúc lại còn để bảng cấm hái trái cây, ai hái thì bị phạt tiền...Tuy vậy trong khi doanh nghiệp nhà nước không còn hoặc không làm được thì đây cũng là điểm phục vụ du khách khi đến Cần Thơ nên cũng đáng khích lệ.
Từ những mặt được, mặt chưa được nêu trên, với trọng trách là vai trò trung tâm của vùng, với yêu cầu phát triển thành phố là một đô thị miệt vườn vùng sông nước, theo Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị, trước vận hội đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng ...thiết nghĩ ngành du lịch Cần Thơ cần có sự lột xác, bứt phá, sáng tạo đi lên (sáng tạo, bứt phá thế nào không thuộc trách nhiệm của người viết) thiết nghĩ Nhà nước nên mạnh dạn đầu tư vốn theo kiểu cuốn chiếu cho ngành du lịch. Nếu cứ đầu tư dàn chải,rải mành mành như nửa thế kỷ qua thì không có ngành nào bứt phá được. Xong cũng cần rút kinh nghiệm “ xương máu” về một số công trình lớn như công viên nước, sân vận động... đã không phát huy hiệu quả./.
XUÂN BÁCH