//custa.cantho.gov.vn/files/images/ANH%20THANG%208.21/giao%20ban.jpg

Đổi mới và phát triển Liên hiệp Hội vững mạnh

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam  tổ chức trực tiếp và trực tuyến Hội nghị giao ban Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2021. Ông Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam  và ông Phạm Quang Thao – Phó chủ tịch Việt Nam chủ trì hội nghị.

Ông Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VIII; Nghị quyết Hội nghị Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ 2 – khóa VIII; Liên hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố đã có nhiều cố gắng đoàn kết, tập hợp và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, xây dựng tổ chức Liên hiệp Hội ngày càng vững mạnh.

Dịch bệnh Covid-19 đã hạn chế rất lớn đến công tác triển khai các hoạt động của Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam cũng như các hội thành viên, các đơn vị trực thuộc, đặc biệt với các hoạt động có tính chất tập trung đông người như hội nghị,  hội thảo, tập huấn kỹ thuật…. do đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả triển khai các hoạt động của Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam nói chung và Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố nói riêng. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố vẫn cố gắng duy trì hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ , và trong thời gian tới Liên hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố sẽ cùng nhau phát triển mạnh hơn nữa, ông Dũng cho hay.

Kết quả hoạt động của Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố 10 tháng đầu năm 2021

Ông Phạm Quang Thao – Phó chủ tịch Việt Nam cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều hoạt động của các Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố nói chung bị hạn chế. Tuy nhiên, các LHH địa phương vẫn có nhiều cố gắng trong củng cố tổ chức, phát triển đựơc nhiều chi hội và hội viên mới trong các hội thành viên; Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị - xã hội, đã tập hợp đoàn kết và tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức tham gia các hoạt động KHCN; Thực hiện công tác tư vấn, phản biện, giám định xã hội được nhiều đề tài, dự án quan trọng, tham gia nghiên cứu và đề xuất cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh một số chủ trương, kế hoạch về phát triển kinh tế- xã hội; Các hoạt động tôn vinh, sáng tạo-kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền phổ biến kiến thức KHCN đã có nhiều tiến bộ, mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội.

Tuy nhiên, theo ông Thao vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sự phối hợp giữa các hội thành viên với Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố chưa chặt chẽ nên việc phát huy nội lực của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên tuy có nhưng chưa thật sự mạnh, một số Hội thời gian dài không hoạt động nhưng chậm có biện pháp khắc phục. Hoạt động của các Hội thành viên, Thành viên liên kết của các Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố đa số còn gặp khó khăn do hạn chế về nguồn nhân lực, về kinh phí hoạt động nên triển khai hoạt động nào cũng khó khăn, bị động.

Ông Phạm Quang Thao – Phó chủ tịch Việt Nam

Một số Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố đã được UBND tỉnh/thành phố quyết định ban hành Quy chế hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, tuy nhiên, công tác này chưa được triển khai đầy đủ vì đây là vấn đề mới nên các sở, ban, ngành chưa tiếp cận đầy đủ, sự nhìn nhận về tầm quan trọng của hoạt động này còn nhiều bất cập.

Việc phối hợp giữa Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố với các sở, ban ngành khác để thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo chưa hiệu quả; việc tìm kiếm nguồn tài trợ của các tổ chức trong, ngoài nước để xây dựng nguồn tài chính cho hoạt động chưa nhiều.

Và theo ông Thao, trong thời gian tới, Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố cần đổi mới tổ chức, phương thức tập hợp hội viên; đảm bảo sự đan xen các thế hệ cán bộ hội và hội viên; có kế hoạch cụ thể để nâng tỷ lệ hội viên là cán bộ trẻ đang làm việc trong các viện nghiên cứu, trường đại học, góp phần tạo thêm động lực và sức sáng tạo, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Hoàn thiện quy chế phối hợp hoạt động và nâng cao chất lượng và nội dung phối hợp hoạt động giữa Liên hiệp Hội Việt Nam và các Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố. Liên hiệp Hội Việt Nam chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo cụ thể để định hướng chung trong hoạt động đối với các Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố và tạo điều kiện để các Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố có thể tham gia sâu hơn, rộng hơn vào các hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam. Liên hiệp Hội hình thành các chương trình, dự án lớn để tạo điều kiện cho các Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố tham gia; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố kinh phí thông qua các nhiệm vụ, hội nghị, hội thảo... Tăng cường quảng bá thông tin, hình ảnh, vai trò của Liên hiệp Hội và các hội thành viên trong xã hội.

Đề xuất phương thức hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới

Theo báo cáo đề xuất thành lập các cụm hoạt động của Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố, ông Phạm Hữu Duệ - Trưởng ban tổ chức và chính sách Hội cho biết, Việc thành lập cụm hoạt động nhằm nâng cao hoạt động, tăng tính kết nối giữa các Liên hiệp hội địa phương trên một khu vực, địa bàn, không tạo thành một cấp hội mớihoạt động theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển.

Bên cạnh hoạt động theo cụm, các Liên hiệp Hội địa phương có quyền và nghĩa vụ hoạt động độc lập theo quy định của Điều lệ Liên hiệp Hội Việt Nam và Quy chế hoạt động của Liên hiệp Hội địa phương.

Các Liên hiệp Hội địa phương gần nhau về địa lý thì xếp vào một cụm, bảo đảm số đơn vị vừa phải, dễ tổ chức họp, dễ đánh giá kết quả hoạt động, cho ý kiến về thi đua, khen thưởng.

Các cụm bình bầu hoặc cử một Liên hiệp Hội địa phương làm Cụm trưởng. Cụm trưởng có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung của Cụm; Đoàn Chủ tịch Liên hiệp hiệp Hội Việt Nam sẽ cử thành viên của Đoàn Chủ tịch theo dõi và chỉ đạo hoạt động của Cụm; Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam có trách nhiệm tham mưu, giúp Đoàn Chủ tịch hỗ trợ hoạt động của Cụm.

Ông Phạm Hữu Duệ - Trưởng ban tổ chức và chính sách Hội

Ngoài ra, theo ông Duệ nhằm phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới, Liên hiệp Hội Việt Nam mong muốn các đại biểu đưa ra các ý kiến về  phương thức lãnh đạo; Phương thức quản lý; Phương thức triển khai thực hiện. Trong giai đoạn 2015-2020, các phương thức này đã phù hợp, hiệu quả hay chưa? những điểm mạnh và hạn chế của các phương thức...

Đại biểu phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi và đưa nhiều ý kiến về đổi mới phương thức hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam như đổi mới việc tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp và hội thảo khoa học; chú trọng trong việc lựa chọn nội dung cấp thiết, tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giải quyết những vấn đề lớn, khó khăn của đất nước đang đặt ra; tư vấn những giải pháp đột phá phát triển các lĩnh vực, các chiến lược phát triển đất nước. Sau diễn đàn và hội thảo khoa học, cần có báo cáo kết quả và đề xuất được những nội dung cụ thể với Đảng, Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo. Đây cũng là khâu đột phá trong đổi mới phương thức hoạt động cần quan tâm thực hiện được để nâng cao được vai trò, vị thế của Liên hiệp hội.

Quang cảnh hội nghị

 

Cần tích cực tham gia hoạt động lập pháp, xây dựng các dự thảo Luật; tư vấn với Quốc hội đặt hàng Liên hiệp hội Việt Nam cử chuyên gia và tổ chức các hội thảo khoa học hoàn thiện dự thảo Luật, nhằm tập hợp, khai thác trí tuệ của đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Liên hiệp hội tham gia tích cực vào hoạt động lập pháp của Quốc hội.

Nguồn: vusta.vn