Thiếu cát xây dựng là vấn đề gây đau đầu cho các nhà xây dựng, nhất là ở các vùng hải đảo và ngay trong đất liền tại Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Từ lâu, các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu làm thế nào ức chế ion clo trong muối mặn từ nguồn cát biển để loai trừ phản ứng ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép, nhưng các kết quả này đều chỉ “sống” heo hắt, không thể trở thành đại trà bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, ở các điều kiện khác nhau, trong đó yếu tố giá thành đã trở thành lực cản lớn, hay điều kiện thiếu nước ngọt cũng trở thành điều kiện tiên quyết.
Từ kinh nghiệm rửa cát sông có chứa bùn, sét, chất hữu cơ. Ông Võ Tấn Dũng – Công ty cổ phần công nghệ cát sạch Phan Thành đã nghiên cứu thành công công nghệ tuyển rửa cát biển nhiễm mặn thành cát ngọt xây dựng với giá thành chấp nhận được. Đây là giải pháp công nghệ chế biến cát biển đầu tiên bằng cơ lý được thực nghiệm thành công với sự giám sát, thí nghiệm của các cơ quan chức năng như: Viện Khoa học Công nghệ Bê tông – Bộ xây dựng, Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam thuộc Bộ Xây dựng; Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lường Cần Thơ. Cát biển sau khi qua công nghệ tuyển rửa đều đạt tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 tại Việt Nam.
Với việc nghiên cứu thành công công nghệ này đã góp phần đảm bảo “an ninh cát xây dựng” trước mắt và nhiều năm tới. Thông qua công nghệ này, cơ quan chức năng có thể tăng cường kiểm soát sản lượng khai thác tài nguyên cát và kiểm soát chất lượng cát hàng hóa; đồng thời giảm các chi phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng công trình, tiết kiệm trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Thiết bị tuyển rửa cát nhiễm mặn thành cát xây dựng.
Để rửa tách tạp chất bám dính trên bề mặt hạt cát, tác giả nghiên cứu chế tạo cụm thiết bị rửa tách tạp chất bám dính trên bề mặt hạt cát, đặc biệt là tách muối ion clo- ra khỏi cát. Để làm được việt này cát biển nhiễm mặn phải trải qua các công đoạn như:
Công đoạn 1: Tạo áp lực đẩy ép hổn hợp cho cát biển và nguồn nước ngọt va đập, chà xát vào thành ống bơm, làm tách rời kết cấu tạm thời của hạt cát và tạp chất hữu cơ, phèn, muối,… tạo thuận lợi loại muối (ion clo) khỏi bề mặt qua khe nút của hạt cát.
Công đoạn 2: Loại bỏ tạp chất rắn, tạp chất hữu cơ dạng cục, sỏi qua hệ thống lưới sàng.
Công đoạn 3: Tiếp tục bổ sung lượng nước ngọt tùy theo độ mặn, độ bẩn của cát. Tạo áp lực dòng chảy, tạo va đập chà xát bề mặt và thành ống lần cuối để loại bỏ tạp chất muối ion clo ra khỏi hạt cát.
Công đoạn 4, 5: các loại hạt cát to sạch, cát mịnh được thu hồi theo các đường ống khác nhau. Tại đây tiếp tục bổ sung lượng nước ngọt để rửa lại một lần nữa (nước này được tái tạo sử dựng lại cho công đoạn 1).
Công đoạn 6: Thu hồi cát to sạch, cát mịn vào kho, lấy mẫu đưa vào phòng thí nghiệm và công bố chất lượng cát hàng hóa trước khi cung cấp ra thị trường.
Công đoạn 7: lượng nước thải có mang theo cát nhỏ, bụi theo dòng chảy vào hồ lắng. Tại đây các thành phần lắng lại được thu hồi để sửa dụng cho lấp nền, bùn và tạp chất hữu cơ có thể trồng cây. Lượng nước thải trước khi được thoát ra ngoài theo cống thoát sẽ được theo dõi xử lý có độ phèn phải dưới mức cho phép.
Giải pháp này đã đạt Giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố Cần Thơ năm 2018 – 2019.
Hoài Ân.