//custa.cantho.gov.vn/files/images/NAM%202022/NAM%202023/TP%20Can%20Tho.bmp

Cần Thơ sẽ có Khu Công nghệ cao ở quận Ô Môn

Ngày 2/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch TP Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Cần Thơ sẽ là TP sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thuộc nhóm phát triển khá ở Châu Á, trở thành TP thông minh đáng sống của Việt Nam.

Theo quy hoạch được phê duyệt, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch TP Cần Thơ với tổng diện tích tự nhiên là 1.440,40 km2, gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó, có 5 quận: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh.

 TP Cần Thơ trên đường phát triển trở thành đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL 

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, TP Cần Thơ là cực tăng trưởng của vùng ĐBSCL, thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Tây Đô.

Là trung tâm đô thị, trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, logistics,
công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào
tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao của vùng đồng bằng
sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ thích ứng với biến đổi khí
hậu, đáp ứng yêu cầu kết nối nội vùng, liên vùng và liên vận quốc tế.

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân từ
7,5% đến 8%; GRDP bình quân đầu người (giá hin hành) đạt trên 220 triu đồng.
Phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu tạo nền tảng chuyển đổi số
quốc gia, phát triển chính quyền số, kinh tế số, hội số; tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GRDP.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 85%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 40%, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở mức dưới 0,32% vào năm 2025; phấn đấu đến năm 2030 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn chung của quốc gia.

 

Về phát triển kết cấu hạ tầng: Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80%; bảo đảm
100% đô thị loại IV trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng
đô thị, nhất hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và các công trình văn hóa cấp
đô thị.

Để thực hiện hoàn thành các mục tiêu trên, TP Cần Thơ xác định nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển là:

Đổi mới mạnh mẽ tư duy lãnh đạo, quản lý, điều hành của chính quyền
các cấp và tư duy kinh tế của doanh nghiệp, người dân gắn với thực hiện chuyển
đổi số dựa trên 03 trụ cột chính (kinh tế số, xã hội số, chính quyền số); nghiên cứu, xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa và phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội.

Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm có tính chiến lược,  lan tỏa; thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân trong các lĩnh vực mũi nhọn, tăng cường kết nối các cơ sở đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu phát triển.

Trên lĩnh vực Khoa học – Công nghệ (KHCN), TP sẽ đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị, song song với việc phát triển các đơn vị, tổ chức nghiên cứu KHCN trên địa bàn thành phố, đảm bảo đồng bộ, hiện đại để nghiên cứu chuyển giao KH&CN, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội TP, tận dụng hiệu quả thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thúc đẩy KHCN và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực có trình độ năng lực sáng tạo, đổi mới cao.   

Theo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050, trên lĩnh vực KHCN, TP Cần Thơ có 09 dự án KHCN được đầu tư xây dựng, đó là: Dự án Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN; Sàn giao dịch công nghệ tại huyện Phong Điền;

Trung tâm thông tin KH&CN; Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo TP Cần Thơ; Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - dự án “Đầu tư mở rộng cơ sở 2, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ở quận Cái Răng.

Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc: Dự án tăng cường nguồn lực cơ sở vật chất, hạ tầng trang thiết bị nghiên cứu phục vụ ươm tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại vườn ươm ở quận Ô Môn; Trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vùng tại TP Cần Thơ.

Khu Công nghệ cao Cần Thơ tại quận Ô Môn; Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cấp vùng tại quận Thốt Nốt hoặc Cái Răng.   

Bài và ảnh: Phan Tại

 

Tài liệu tham khảo: Quyết định Phê duyệt Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 2/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.