Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

       

    Môi trường sống của con người có ý nghĩa đặc biệt quan trong. Con người muốn sống khỏe mạnh, và ngày càng phát triển, văn minh, ngoài việc tận dụng môi trường tự nhiên thì bản thân con người phải quan tâm tạo ra môi trường sống thân thiện,an toàn. Ngày nay thế giới cũng như Việt Nam đều nhận thức được yêu cầu cấp bách, khẩn thiết phải bảo vệ môi trường sống một cách bền vững,vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, con người là đối tượng hưởng thụ môi trường,nhưng chính con người lại là chủ thể phá hoại môi trường, tàn phá môi trường một cách hủy diệt. Một vài con số dưới đây chứng minh cho nhận định trên.

          TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

     Theo đánh giá của các nhà khoa học về rủi ro toàn cầu thì: trong số những thách thức lớn nhất về môi trường thì nhân loại đang phải đối mặt với điều kiện thời tiết cực đoan; ô nhiễm không khí, đất và nước; thất bại trong giảm thiểu và thích ứng với biến đồi khí hậu; đa dạng sinh học...nó đang ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển kinh tế, xã hội và các vấn đề an ninh khu vực. Hơn 95% dân số thế giới đang chịu ảnh hưởng về không khí ô nhiễm. Mỗi năm thải loại ra một lượng lớn chất thải 2,12 tỷ tấn (nếu tất cả các chất thải này đưa vào xe tải thì số lượng xe xếp vòng quanh trái đất có thể lên đến 24 vòng) theo các chuyên gia ước tính con người đến nay sản xuất 8,3 tỷ tấn nhựa, 6,3 tỷ tấn đã trở thành phế thải, 79% trong số đó nằm ở các bãi rác hoặc ngoài môi trường tự nhiên. Báo cáo của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng mỗi năm lượng rác thải nhựa đủ để bao quanh trái đất 4 lần. Dự kiến đến năm 2050, khối lượng rác thải nhựa ở các đại dương sẽ nặng hơn khối lượng cá.Cũng theo số liệu của liên hơp quốc, thế giới đã có 60 ngàn người chết vì các loại thiên tai. Thiệt hại về kinh tế năm 2020 lên đến 210 tỷ USD, lớn hơn so năm 2019. Dự báo khoảng 5 tỷ người sẽ thiếu nước sinh hoạt vào năm 2050. Đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất vào năm 2050...

         TÌNH HÌNH VIỆT NAM

    Việt Nam ta từ cuối thế kỷ trước cũng như trong hai thập niên qua, đã phải gánh chịu thiệt hai nặng nề vì tác động của môi trường như: ngập lụt ở nhiều vùng, lũ quét, lũ ống, sạt lở, ô nhiễm khói bụi ở các thành phố, ô nhiễm nguồn nước sông, nước biển: sông thị vải đồng Nai, ven biển 4 tỉnh miền trung, ô nhiễm nước sông Mã Thanh Hóa, nước sông Cầu Bắc Ninh, ô nhiễm nước HTây, sông Nhuệ, sông Tô Lịch Hà Nội... có người cho đây là “những con sông chết”. Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới có lúc cũng bị báo động về rác thải ...Theo số lượng mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường chất thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày, là nước đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương từ 0,28-0,73 triệu tấn (chiếm 6% toàn thế giới), chất thải y tế, chất thải rắn công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị ngày càng nhiều nhưng việc thu gom ngày càng khó khăn, ước tính mỗi năm cả nước thải ra khoảng 13 triệu tấn rác. Nhưng mới chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp rác được xây dựng hợp vệ sinh. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi ngày càng tăng do lượng xe cộ ngày càng nhiều, hỏa hoạn  thường xuyên xảy ra, khói các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Sự ô nhiễm nước, đất, không khí, khói bụi đã gây ra thiệt hại nặng nề về sức người, về kinh tế như: cá chết, người bị ung thư (dự kiến năm 2021 ung thư tăng 47% so năm 2020, đứng tốp 10 thế giới về ung thư) có làng, xã ở Phú Thọ có số người bị ung thư nhiều do ảnh hưởng của nhà máy phốt phát Lâm Thao, sạt lở ở các tỉnh Tây Bắc gây chết người, mất nhà cửa, ngập lụt ở A Lưới gây chết người năm 2020...

     Có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan: 1) nói về yếu tố con người, do dân số tăng nhanh, nhiều nơi người dân không có đất, phá rừng để lấy đất canh tác, phá hoại môi trường, dân số đông rác thải sinh hoạt, rác thải y tế tăng, mỗi năm phát sinh 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn, trâu, bò, lợn gà chết nhiều nơi không chôn lấp mà thẩy ra sông gây ô nhiễm nguồn nước. 2) nhu cầu nhà ở tăng sự đô thị hóa tăng tốc, lại thiếu qui hoạch cây xanh, cấp thoát nước, phòng cháy, chữa cháy, bãi rác, chợ búa... đã gây ra nhiều hệ lụy nếu không nói là đã góp phần phá hoại môi trường một cách gián tiếp 3) Việc xây dựng quá nhiều thủy điện nhất là thủy điện tư nhân thiếu xét duyệt qui hoạch chặt chẽ, dẫn đến việc phá rừng và ngăn dòng nước, vừa không giữ được nước trên các cánh rừng, vừa làm khô hạn cho lưu vực hạ lưu, làm thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt, bên cạnh đó là việc tàn phá rừng lấy gỗ, phá rừng ngập mặn để làm củi và nuôi tôm, phá rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới. , 4) Việc các địa phương ồ ạt thành lập các khu công nghiệp cũng đã gây tác động lớn đến môi trường: theo thống kê của bộ tài nguyên môi trường cả nước hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm, 615 cụm công nghiệp nhưng chỉ có hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải. Theo đánh giá của tổng cục thống kê năm 2019 có đến 70% các khu công nghiệp vi phạm về môi trường, điển hình là Formosa, Vedan... Tổng cục này cũng đánh giá rằng không ít doanh nghiệp FDI đem máy móc thiết bị mà nước chủ nhà thải ra sang việt nam. Có hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất gây ô nhiễm, có nhiều cơ sở sản xuất thuốc trừ sâu; trên 5000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, hơn 4500 làng nghề, hơn 13.000 cơ sở y tế, hàng ngày phát sinh gần 50 tấn chất thải nguy hại cùng với 125.000 m3 nước thải y tế. Cả nước có 787 đô thị với 3 triệu m3 nước thải ngày/đêm và hầu hết chưa được xử lý. Thêm vào đó là 43 triệu xe máy, 2 triệu xe ô tô, gây khói bụi và ô nhiễm không khí; trong nông nghiệp mỗi năm sử dụng trên 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật...tình trạng chuyển đổi đất rừng, khai thác khoáng sản,xây dựng thủy điện, khai thác tài nguyên đa dạng sinh học đã dẫn đến thu hẹp diện tích các hệ sinh thái tự nhiên suy giảm đa dạng sinh học.Những con số và một số sự việc điển hình trên thế giới cũng như tại Việt Nam cho thấy con người đang phải gánh chịu những hậu quả trực tiếp do những diễn biến ngày càng phức tạp của môi trường sống xung quanh. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì mức độ ô nhiễm đất, không khí,nguồn nước cũng ngày càng gia tăng, môi trường sống của con người bị đe dọa nghiêm trọng. Con người vừa là nạn nhân nhưng cũng chính là nguyên nhân gây ra những thảm họa môi trường.

         QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ MÔI TRƯỜNG.

      Là một thành viên của liên hợp quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và tuân thủ những nguyên tắc, qui định của liên hiệp quốc .Trong báo cáo tương lai của chúng ta .Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCED) nêu rõ phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Chúng ta cũng thấy rằng từ 1972-1992, hơn 200 hiệp định và công ước quốc tế về bảo vệ môi trường đã được thông qua. Năm 1983 y ban Môi trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc được thành lập, đã đưa ra luận điểm: Phát triển bền vững bao gổm ba thành phần (hay ba trụ cột) cơ bản để phát triển bền vững: bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Năm 2012 hội nghị liên hiệp quốc về phát triển bền vững đã họp để thảo luận và phát triển một bộ mục tiêu phát triển từ các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ với 17 mục tiêu phát triển bền vững(SDG), xóa nghèo, xóa đói, cuộc sống khỏe mạnh, chất lượng giáo dục, bình đẳng giới, nước sạch và vệ sinh, việc làm đàng hoàng và tăng trưởng kinh tế, công nghiệp đổi mới và cơ sở hạ tầng, giảm bất bình đẳng, đô thị và cộng đồng bền vững, tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm, hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên đất, hòa bình công bằng và thể chế vũng mạnh, hợp tác để hiện thực hóa các mục tiêu.

    Quán triệt những quan điểm của liên hiệp quốc vế phát triển bền vững. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta khng định không đánh đổi môi trường để phát triển sản xuất, nó trở thành nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Có rất nhiều chính sách về bảo vệ môi trường (BVMT) như Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Năm 2009 Chính phủ thành lập hội đồng phát triển bền vững quốc gia, năm 2010 thành lập hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển.

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15-11-2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã chỉ rõ “tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, qui định và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về BVMT. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg thực hiện Nghị quyết 41 nêu trên, Nghị quyết số 27/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường…Ngày 26/4/2016 Ban Bí thư đã tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường.

      Không chỉ có Chỉ thị của Bộ Chính trị và các văn bản của Chính phủ mà nhà nước ta đã sớm ban hành những qui định, những chế tài và nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị và trách nhiệm giám sát của mặt trận Tổ Quốc các cấp. Đã ban hành luật và các bộ luật như: Luật bảo vệ môi trường năm 1993, năm 2005, năm 2014 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 (thay thế luật bảo vệ môi trường năm 2014), Luật hình sự năm 1985, năm 1999, năm 2015 đã qui định điều khoản xử lý các vi phạm môi trường, khoản 2 Điu 235 BLuật hình sự năm 2015 để tiến hành các hoạt động điều tra tội phạm về gây tổn hại đến môi trường; khoản 6 điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 74, 75 của Luật đầu tư công số 61/2019/QH13. Các luật khác có liên quan như: Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (luật PPP), Luật quản lý và sử dụng tài sản công năm 2017; Luật MTTQVN năm 2015, những qui định phi chính thức về giám sát cộng đồng đối với thi hành pháp luật BVMT như các hương ước, qui chế của các làng ,các cộng đồng dân cư.

      Tuy nhiều nghị quyết, chỉ thị, luật pháp…như vậy, nhưng những vi phạm về môi trường, luật bảo vệ môi trường vẫn sảy ra có khi là lén lút, có khi là ngang nhiên thách thức dư luận. Là do những nguyên nhân: 1) Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu chặt chẽ, làm theo phong trào, đánh trống bỏ dùi, nhiều vụ việc được bảo kê nên sự viêc vi phạm sảy ra ngay gần trạm kiểm lâm, ngay gần trụ sở cơ quan chức năng, cơ quan công quyền , nhưng chỉ khi báo chí lên tiếng mới vào cuộc. 2) Một bộ phận người dân, doanh nghiệp ý thức về bảo vệ môi trường chưa cao, không nhận thức đầy đủ về bảo vệ môi trường, coi lợi nhuận là trên hết. Một ít người cho rằng ô nhiễm môi trường chết từ từ, còn đói thì chết ngay nên họ phá hoại môi trường dưới nhiều hình thức. 3) Hệ thống chính sách pháp luật còn nhiều bất cập, còn những lỗ hổng, tính răn đe của pháp luật chưa cao, chưa đủ sức răn đe nên vẫn bị vi phạm. Quan điểm xử lý một vi phạm của những cơ quan chức năng còn khác nhau, nên vụ việc bị kéo dài, mức phạt tiền có vụ còn quá nhẹ…4) Tội phạm có yếu tố nước ngoài, ta gặp khó khăn trong xử lý, nhất là các doanh nghiệp FDI.

          Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững là vấn đề sống còn của đất nước ta trước mắt cũng như lâu dài. Đảng, Chính Phủ và Nhà nước ta cũng đã nhận thấy những bất cập về công tác bảo vệ môi trường, những vấn đề cần hoàn thiện chính sách pháp luật để nó đi vào cuộc sống ngày càng hiệu quả hơn. Một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới là:

     Hoàn thiện chính sách, Pháp luật bảo vệ môi trường để công tác quản lý về mặt nhà nước chặt chẽ hơn. Xác định đầy đủ các thể nhân, pháp nhân liên quan đến môi trường. Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm tăng cường phổ biến giáo dục sâu rộng trong nhân dân và doanh nghiệp về luật bảo vệ môi trường trên tinh thần phòng ngừa, không để sảy ra rồi mới say xưa xử lý. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đồng thời thực hiện xã hội hóa công tác môi trường cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và nhân dân. Coi trọng các hình thức xử lý kinh tế hơn là xử lý hình sự. Tăng cường hợp tác quốc tế để chống tội phạm về môi trường. Cần có chương trình nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường, cũng như hậu quả, tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe người dân, xã hội trong thời gian 40-50 năm sau. Sự đồng bộ và những kế hoạch phối hợp chặt chẽ, sự đồng lòng, quyết tâm bảo vệ môi trường như quyết tâm chống dịch Covid-19 của toàn dân, của cả hệ thống chính trị mới mang lại kết quả tốt đẹp./.

                                                           Xuân Ba - Viết Trương