PHÁT HUY TINH THẦN YÊU NƯỚC
Trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Đại hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu lên 6 quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) trong thời kỳ mới của nước ta. Trong đó, có nêu nhiệm vụ, mục tiêu của CNH - HĐH đến năm 2020 “Nhiệm vụ từ nay đến năm 2020 là ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.”
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng khóa XI tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng có nêu: “CNH-HĐH tiếp tục được đẩy mạnh đạt một số thành quả. Công nghệ sản xuất công nghiệp đã có bước thay đổi về trình độ theo hướng hiện đại…đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước và giữ vững quốc phòng, an ninh của Tổ quốc”.
Ngày nay, trước sự biến đổi phát triển mạnh mẽ của thế giới. Về khoa học công nghệ, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 (công nghiệp 4.0), Đảng ta chủ trương phải nắm bắt thời cơ để phát triển nền công nghiệp nước nhà. Đồng thời, đặt ra trách nhiệm cho toàn Đảng, toàn dân ta phải đồng tâm, hiệp lực tiếp cận cuộc cách mạng này, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ CHH - HĐH.
Vài nét sơ lược về cách mạng 4.0
Như chúng ta đã biết thế giới đã trải qua 3 cuộc cách mạng.
-
Cuộc CM khoa học lần thứ nhất từ khoảng thế kỷ thứ XV đến đầu thế kỷ thứ XVII cuộc cách mạng này mở đầu trong lĩnh vực về vũ trụ học mà đỉnh cao của nó là sự công bố thuyết nhất tâm của Nicolas Copernic vào năm 1543, sau đó lan truyền sang các lĩnh vực cơ học, hóa học với nhiều công trình phát minh khoa học mới xuất hiện và kéo dài tới đầu thế kỷ XVIII.
-
Cuộc CM khoa học lần thứ hai (từ đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX) cuộc cách mạng này cũng được mở đầu từ lĩnh vực vũ trụ học, với sự xuất hiện học thuyết về nguồn gốc vũ trụ của E Căng tơ và Laplace, tiếp theo là các lĩnh vực vật lý học, hóa học, sinh học,…
Cũng có nhiều phát kiến mới đi đầu là Đức và Mỹ có nhiều phát minh sáng kiến điện hạt nhân,… Đặc biệt cuộc cách mạng lần này diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học xã hội với sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác.
-
Cuộc CM khoa học lần thứ ba (từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX), cuộc cách mạng này tiếp tục phát triển nâng nhận thức nhân loại lên trình độ tư duy trừu tượng bậc cao hơn. Trước hết nó làm sụp đổ niềm tin vào tính bất biến của thế giới vi mô… Hơn bao giờ hết khoa học xã hội đã đạt tới trình độ đỉnh cao mới với sự tiếp tục phát triển và hoàn thiện chủ nghĩa Mác, trở thành chủ nghĩa Mác-Lênin, khoa học xã hội đã đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ hơn trở thành động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển xã hội loài người. Vào năm 1969 Internet – tự động hóa đã lan tỏa ½ thế giới.
-
Cuộc CM khoa học lần thứ tư (từ giữa thế kỷ XX đến nay), tiếp tục những thành tựu của các cuộc cách mạng trước. Giờ đây khoa học đã thật sự xâm nhập vào thực tiễn đời sống và trở thành một bộ phận của nền sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Sự xâm nhập đó diễn ra nhanh hơn, với mức độ, qui mô ngày càng sâu rộng hơn.
Nét nổi bật của cuộc cách mạng khoa học lần này là nó tạo ra cơ sở trực tiếp cho những biến đổi cách mạng trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ, tạo ra cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật (hay cuộc CM khoa học – công nghệ) theo hai khuynh hướng: - Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao nhận thức lý luận; -Khai thông con đường chuyển hóa tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn.
Nhà khoa học B. Lao nói rằng: “Cách mạng KHCN lần thứ 4 là cuộc cách mạng lần thứ 3 cộng với số hóa và internet.”
4.0 người ta hiểu nôm na là bắt đầu một làn sóng mới kế tục cách mạng công nghệ lần thứ 3 trong đó: 4 là lần thứ tư; 0 là bắt đầu. Đây là thời cơ vàng mà các nước phải tranh thủ, không ai chờ ai, nước nào cũng muốn nâng lên thứ bậc, không ai muốn đi sau.
Những vấn đề cơ bản của cách mạng công nghệ 4.0
Như chúng ta biết bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng từ số ít phát triển lên làn sóng mới. Thế giới từ cách mạng khoa học, đến cách mạng khoa học kỹ thuật (gọi là cách mạng công nghệ), khi áp dụng vào cuộc sống làm cho lực lượng sản xuất đi trước quan hệ sản xuất.
Thành phần của cuộc cách mạng lần thứ 4 được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng:
Về chê tạo: ngày nay người ta dùng công nghệ 3D để chế tạo như: sản xuất tàu ngầm bằng công nghệ 3D chỉ mất 4 tuần. Nga sản xuất máy bay cũng dùng công nghệ 3D,…
Kết nối Internet (kết nối vạn vật) là kết nối không dây, kết nối trên mọi lĩnh vực; sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp… lên đến 5000 kết nối.
Trí tuệ nhân tạo: Đầu tiên dùng máy tính để xử lý thông tin, sau đó ngày càng phát triển: người máy đánh cờ, ô tô, máy bay không người lái – tự điều khiển dần dần phát triển thành trí tuệ nhận tạo có cảm xúc, (người máy: tháng 10/2017 người máy đầu tiên được trao quyền công dân, một tháng sau cô nói muốn lập gia đình, muốn có con. Khi phỏng vấn câu nào thì cô trả lời được hết, cô hỏi lại: Tại sao ông nói nhiều thế, hay ông có biết vì sao ông là người không?)
Ngày nay trên thế giới có 5 nước dùng robot để sản xuất và người ta cũng tạo ra ngôn ngữ mới, ví dụ 2 máy tính nói chuyện với nhau bằng ký hiệu. Tuy nhiên trí tuệ nhân tạo cũng có những mặt trái của nó, có khi là nguy hiểm.
Điện hóa đám mây (điện toán đám mây): khái niệm này ta thấy mơ hồ, bản chất của nó là máy chủ ảo do máy chủ thật tạo nên những lớp liên quan để kết nối, áp dụng nó nó tác dụng vô cùng.
Tháng 7/2018 Việt Nam đã áp dụng phương pháp này mời các nước đến dự hội nghị KHCN tại Hà Nội. Người ta cũng sử dụng phần mềm trên xe, ta cung cấp thông tin cho nó đi từ đâu đến đâu, thời gian sẽ đến, nó tự biết, chỗ nào tắc đường.
Tóm lại đây là phương pháp kết hợp giữa thực và ảo, vô hồn thành có hồn. Một phát minh mới ra đời làm lu mờ những phát minh cũ; công nghệ này là tích hợp công nghệ kia, đây là khác biệt lớn nhất, còn gọi là công nghệ hội tụ. Nó tiết kiệm được nguồn lực, thời gian và nhân lực.
Ngày nay, các cường quốc trên thế giới đang tranh giành ảnh hưởng của mình trong cuộc cách mạng 4.0
+ Đức: đứng đầu thế giới về công tác chế tạo. CN 4.0 xuất phát từ Đức, họ đầu tư để vượt Mỹ. Bốn năm qua đã có 7 triệu chuyên gia từ các nước về Đức làm việc (tuy Đức có 60 triệu dân nhưng luôn luôn thiếu nhân tài).
+ Mỹ: là nước đi đầu về sản xuất tiên tiến thế giới, theo dự đoán vào năm 2025 tăng 50% lính Mỹ đánh nhau bằng người máy.
+ Nga: tuy bị cấm vận nhưng có nhiều mặt phát triển vượt bậc như: nông nghiệp, chăn nuôi, có lương thực xuất khẩu cũng như hàng công nghiệp xuất khẩu, nhìn chung do áp dụng công nghệ mới nên nước Nga vẫn phát triển. Có 5 loại vũ khí mới nhất của Nga thì 20 năm nửa thì các nước mới sản xuất được. Tàu ngầm Nga chạy bằng năng lượng nguyên tử không bao giờ hết, tên lửa hành trình chạy bằng động cơ hạt nhân, bay lòng vòng ngoài biển những bắn vẫn trúng đích.
+ Trung quốc: là nước công nghiệp lớn, công nghiệp mạnh, sản xuất bằng công nghệ cao, nhiều loại vũ khí mới của Trung Quốc cạnh tranh Mỹ và Nga.
+ Nhật Bản: như chúng ta biết, Nhật là nước đứng đầu thế giới về sản xuất người máy, Nhật hiện có 50% xe tự lái.
Qua đó ta thấy được ở các nước phát triển với các thứ bậc khác nhau, người ta xây dựng thành phố thông minh, nhà máy thông minh, các nhà máy ấy người nói vơi người, người nói với máy, máy nói với máy. (Hiện nay cả thế giới chưa có nước nào gọi là thông minh, chỉ là từng mảng, có 2 nhà máy thông minh, 1 ở Đức và 1 ở nước khác do công ty của Đức xây dựng).
Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước – trong sự nghiệp cách mạng 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như đã nói ở trên, nó bắt đầu từ giữa thê kỷ XX. Nhiều nước đã nắm bắt thời cơ, nhiều doanh nhân giàu có nổi lên nhờ các ngành hoạt động công nghệ, quản lý thông minh, sản xuất bằng 3D…đem lại lợi ích kinh tế rất lớn.
Về an ninh quốc gia, do kết nối vạn vật nên điều hành rất nhẹ nhàn, an ninh số, phần mềm…
Tác động đối với xã hội: tạo ra nhiều việc làm, giảm dần tỷ lệ lao động nông thôn, thông qua việc dễ dàng truy cập xin việc, đi học nước ngoài cũng chỉ cần truy cập vào mạng. Cơ cấu lao động thay đổi, luân chuyển từ khu vực này sang khu vực khác.
Trước sự biến đổi nhanh, mạnh mẽ của thế giới. Đảng và nhà nước ta chủ trương phải tận dụng tối đa lợi thế, tuy nhiên nước ta điểm xuất phát thấp, đến năm 2020 mới cơ bản thành một nước công nghiệp phát triển, đầu tư cho KHCN mới đạt 2% trên tổng số chi ngân sách (các nước 4%/GDP). Đội ngũ các bộ khoa học kỹ thuật của Việt Nam khá đông nhưng phát minh mới còn hạn chế…Tuy vậy nước ta có những thế mạnh vượt trội như: Truyền thống bất khuất trong chống giặc ngoại xâm “kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Con người Việt Nam tố chất rất thông minh, tham gia các cuộc thi thế giới về toán học, vật lý, hóa học, robot đều đạt giải cao. Nông dân cũng có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất: sản xuất nông nghiệp, các giải pháp lai tạo…. nói chung Việt Nam có khát vọng làm giàu, có tình yêu đất nước.
Từ những thuận lợi, hạn chế…còn đan xen theo chúng tôi, Việt Nam cần tạo ra những cú hích mới tạo động lực cho sự phát triển:
Một là: phải thực hiện việc đi tắt đón đầu…trên cơ sở mở rộng hợp tác, đầu tư vơi nước ngoài để vừa tận dụng công nghệ mới, công tác quản lý của họ. Kinh nghiệm cho thấy nước nào tôn trọng KHCN, biết cạnh tranh KHCN và thu hút được nhân tài thì nước đó phát triển (như Đức).
Hai là: về mặt quốc gia phải có chiến lược cụ thể cho từng ngành, từng địa phương, từng thời gian cụ thể. Phải tiến quân vào khoa học như tiến công đánh địch, thành lập trung tâm ứng dụng công nghệ mới của quốc gia và từng địa phương.
Ba là: nếu 4.0 là một cuộc cách mạng thì đi đôi với nó phải có cuộc cách mạng thi đua yêu nước, với hàng triệu triệu người dân tham gia xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, trong đó có nhiều cá nhân năng động, nhạy bén, xóa bỏ thói quen lề mề chậm chạp. Tạo ra sự bùng nổ công nghệ mới hàng ngày, hàng giờ.
Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, là truyền thống quý báu của dân tộc ta, do đó nhà nước cần phát động để khơi dậy truyền thống ấy.
Có tấm lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội thì mỗi người sẽ tự ý thức được rằng sự nghiệp CNH-HĐH không chỉ là công việc của nhà nước mà là sự nghiệp của chính mình, của toàn dân, do dân, và hạnh phúc của nhân dân. Bởi vì mục tiêu của CNH- HĐH là tạo ra tiềm lực to lớn, để xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của toàn dân, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Viết Trương.
Tài liệu tham khảo:
-
Bài giảng của ông Phạm Xuân Dũng “CN ủy ban khoa học công nghệ môi trường của Quốc Hội”
-
CN yêu nước trong sự nghiệp CNH-HĐH của PGS.TS Lương Gia Ban – NXb CT Quốc gia
-
Phương pháp nghiên cứu khoa học – TS. Lương Kỳ Sơn – Nxb CT Quốc gia