Nghĩ về Bác lòng con trong sáng hơn

Kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến (19/5/1890 – 19/5/2019)

 

“NGHĨ VỀ BÁC LÒNG CON TRONG SÁNG HƠN” !

                                                                                                                   Trương Viết Hùng

 

 

Hàng năm, cứ đến ngày sinh, ngày mất của Bác, cả nước ta lại có nhiều hoạt động thiết thực làm theo lời Bác và tuyên truyền, ngợi ca những tư tưởng, hành động của một con người huyền thoại, một danh nhân văn hóa, một anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh.

Mỗi lần xem những phim tư liệu về Bác, nghe những nghệ sĩ hát ca ngợi Bác, nghe giáo sư Hoàng Chí Bảo (GS giảng về cuộc đời và sự nghiệp của Bác hay nhất hiện nay) lòng ta lại rưng rưng, mắt ta lại ngấn lệ, sụt sùi khóc thầm … vì thương Bác. Và đúng như lời bài hát Ấm tình quê Bác của nhạc sĩ Văn An “Nghĩ về Bác lòng con trong sáng hơn”.

Để khắc họa chân dung một con người vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta, đã có bao nhiêu bài thơ, ca, nhạc, họa, phim ảnh,… nhưng cũng không nói hết được một tâm hồn, một nhân cách, một tư tưởng vĩ đại ấy lại sản sinh ra từ một người chất phác, giản dị, đời thường… như bao con người Việt Nam từ cổ chí kim.

Tuy là con một nhà nho, nhưng nhà nghèo của một vùng quê Nam Đàn, Nghệ An. Bác đã sớm nhận thức được cảnh nước mất nhà tan, thân phận con người làm thân trâu, ngựa, tủi nhục nghèo hèn… để từ đó Bác nuôi trí lớn: ra đi tìm đường giải phóng dân tộc, cứu nước, cứu dân. Mà lúc đó hoàn cảnh gia đình Bác cũng rất éo le: mẹ thì bệnh chết, bố đi vào Đồng Tháp vừa hoạt động cách mạng, vừa làm thầy thuốc chữa bệnh cho nhân dân, anh em thì tứ tán mỗi người một nơi.

Ngày 5/6/1911, Bác rời bến cảng Nhà rồng, suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Bác đến nhiều nước như Anh, Pháp, Nhật, Nga, châu Mỹ, Trung Quốc… bị tù đày, đánh đập và phải tự lao động để có tiền sinh sống để học tập những điều tiến bộ, cách tổ chức quần chúng đứng lên làm cách mạng. Bác tổ chức thành lập Đảng vào ngày 3/2/1930 và năm 1941, Bác trở lại quê nhà lãnh đạo Đảng, toàn dân ta làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2/9/1945, Bác đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á) nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những năm đó, Bác vừa là Chủ tịch nước, vừa là Chủ tịch Đảng. Với công lao to lớn, với trọng trách cao như vậy, lẻ ra Bác phải được hưởng quyền lợi xứng đáng. Tuy nhiên mặc dù được Đảng và Nhà nước chăm lo nhưng Bác đều từ chối. Sự giản dị, tinh thần tiết kiệm của Bác, tôi đã được nghe, kể: Bác chỉ mặc bộ quần áo Kaki (4 túi kiểu quân đội) kể cả đi công tác nước ngoài hay Bác thường mặc bộ quần áo màu gụ “Đôi dép cao su Bác đi từ ở chiến khu Bắc về” – NS Văn An. Chính Phủ bố trí một phòng ở tại Phủ Thủ tướng để Bác nghỉ nhưng Bác từ chối và yêu cầu sửa phòng của thợ điện (trước đó) để Bác đến ở. Nay vẫn gọi là nhà 67, nơi đặt bàn thờ Bác, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thường đến thắp nhang mỗi dịp lễ, tết.

Bác nghĩ đơn giản là Bác không lập gia đình, chỉ một mình Bác nên ở sao cũng được. Hơn nữa, ý nghĩa sâu xa hơn là đất nước còn nghèo, dân còn khổ thì mình không nên ở sang trọng.

Bác đã quen ở với những nơi non xanh nước biếc, có cây, có nước, nghe tiếng chim hót, có chổ tập thể dục và chổ tăng gia.

Vào những năm 60, nhân dịp Bác đi công tác nước ngoài dài ngày, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định làm cho Bác một ngôi nhà sàn (thực ra nhà lúc đó nó không đẹp, tốt như bây giờ. Nhà sàn hiện nay là đã làm lại để kỷ niệm và để khách tham quan). Khi Bác đi công tác về, mời Bác lên nhà sàn, miễn cưỡng Bác mới lên ở. Trong nhà cũng rất đơn sơ, có chổ làm việc và có phòng ngủ - phòng ngủ của Bác chỉ làm lưới ngăn muỗi, để cho thông gió không phải mắc mùng, không cần phải quạt, giống như nhà Bác sơ tán ở K9 – Ba Vì, Bác thường dùng quạt mo cau, bộ phận phục vụ cứ giấu đi, mua quạt giấy thì Bác không đồng ý.

Nhân dân thăm nhà sàn của Bác ở Hà Nội. Ảnh: VH

 

Ở thì vậy, còn bữa ăn của Bác lại rất đơn giản. Hàng ngày Bác thích ăn rau muống luộc, canh cua, cá khô tộ và cà ghém (cà pháo). Bác đã từng thưởng thức các món ăn mang tính dân dã ở Sài Gòn trước lúc Bác lên tàu của Pháp ra đi. Bác ăn những món này cũng là để nhớ miền Nam còn đang bị chiến tranh lửa khói- ai yêu miền Nam như tấm lòng của Bác - nhạc sĩ Trọng Loan. Đi công tác ở địa phương nào thì Bác dặn anh em phục vụ là đem cơm nắm và cá kho, muối vừng, khi làm việc xong thì mở ra ăn, không làm phiền địa phương và lãng phí vì nhân dân ta còn nghèo. Bác thực hành tiết kiệm, mỗi tuần Bác nhịn ăn một bữa để bõ vào hũ gạo nuôi quân và phát động toàn dân tham gia. Bác để dành tiền lương để mua quà tặng cho các cụ già có thành tích, mua sữa tặng các cháu thiếu nhi – sữa để em thơ, lụa tặng già – thơ Tố Hữu.

Trong bất kì hoạt động nào của Bác đều xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng, tự sự thương giống nòi dù Bác cho là bình thường thì ta cũng cảm thấy Bác sâu sắc, gần gũi nhân dân, gần gũi công việc Bác dạy “việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, có hại cho dân thì hết sức tránh”.  Bác cũng dạy ta phải “yêu dân kính dân thì dân mới yêu kính ta”. Đó là những lời dạy bất hủ, những tư tưởng vĩ đại của Bác.

Dù bận trăm công nghìn việc, Bác vẫn dành thời gian đi thăm các đơn vị bộ đội, các nhà máy, công trường, trường học, bệnh viện, … đi đâu Bác cũng dặn anh em văn phòng, không phải thông báo trước, không phải đón tiếp, mà Bác đến bất ngờ, Bác đi xem nơi ăn chốn nghỉ có đảm bảo vệ sinh không? Nếu tốt bác biểu dương, không tốt thì bác phê bình, nhắc nhở. Đến với nhân dân, với đồng ruộng bác thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông, Bác xem cây lúa có sâu bệnh không, quả mướp dân trồng và chăm bón thế nào mà to, Bác đạp guồng nước, Bác tát nước với dân (không phải đi xuống dân mà mặc đồ véc, đi xe hơi, đi giầy đen,… không dám lội ruộng như một số cán bộ thời nay).

Tết nguyên đán năm 1962, Bác đi thăm, chúc tết một số gia đình trí thức, công nhân, Bác tìm đến nhà chị Tín, nhà nghèo để thăm hỏi tặng quà, chúc tết mà gia đình chị sung sướng không ngờ. Chị ôm chầm lấy Bác, nước mắt tuôn ra không nói nên lời.

Có những việc nghe kể lại mà ta phát khóc vì thương Bác. Ai cũng biết chiếc xe của Bác đi công tác là xe của Liên Xô “pôbêđa”, thời đó chiếc xe trông rất đơn điệu. Tuy sau đó có nước nào tặng Bác chiếc xe đẹp hơn, nhưng Bác không đi mà để dùng chung còn Bác vẫn đi xe cũ. Việc đáng nói là vào một Tết năm nào đó lái xe chở Bác vào Hà Đông nơi sơ tán của Đài tiếng nói Việt Nam (thời gian và địa chỉ tôi không nhớ chính xác lắm) để thu thanh Bác chúc tết, khi về đã 11h đêm không may xe chết máy và hỏng anh lái xe lao vào hì hục mất cả vài tiếng đồng hồ mới sửa xong, và về đến Hà Nội đã gần 1h sáng mùng một cũng may là lúc về, chứ lúc đi thu mà xe hỏng thì không biết làm sao? Thật là thương Bác vô cùng.

Với 79 tuổi đời, 58 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động Bác đã để lại muôn vàn tình thương yêu cho đồng bào, chiến sỹ ta và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Bác là người sánh với tứ bất tử trên thế giới; là con người bằng xương bằng thịt nhưng bác lại là một thiên tài trên mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa học…siêu phàm. Bác là nhà tiên tri, tiên đoán, biết trước nhiều việc.

Bác của chúng ta không còn nửa nhưng người đã để lại gia tài đồ sộ đó là đạo đức, phong cách và tư tưởng vĩ đại cho thế giới nói chung và nhân loại Việt Nam ta nói riêng.

Thế hệ người Việt Nam ta trong thế kỷ này và những thế kỷ sau phải nối tiếp, nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng của người vì sự bình đẳng, bác ái, vì người là niềm tin tất thắng (nhạc sĩ chu minh). Từ mỗi chúng ta, trong mỗi cuộc đời ta luôn có bác (Ns Cao Viêt Bắc) vì người về đem tới niềm vui (Ns Văn Cao). Đặc biệt Bác thương miền Nam đi trước về sau nên miền Nam luôn trong trái tim Bác và trong tim miền Nam in bóng hình của bác (Ns Trọng Loan) tâm hồn, tấm lòng của Bác luôn bao la, rộng lớn, thương người – ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, ngược lại thiếu nhi nước ta luôn “ai yêu bác Hồ Chí Minh bằng thiếu niên nhi đồng” (Ns Phong Nhã) với tình yêu bao la mà bác dành cho các cháu nên hàng đêm các cháu đều mơ được gặp Bác.

Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ (Ns Xuân Giao) ước mơ, mục tiêu của Bác là phấn đấu làm sao ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Bác đã đi xa 50 mươi năm rồi nhưng hình ảnh thân thương, giọng nói ấm áp của Bác mãi trường tồn trong tâm trí người Việt Nam ta. Nhưng không, Bác vẫn nằm trong lăng với giấc ngủ bình yên, như một vầng trăng sáng trong diệu hiền (thơ viễn phương-nhạc Hoàng Hiệp)

Nhân dân vào lăng viếng Bác. Ảnh: VH

 

Để tỏ lòng thương nhớ Bác, nhân dân miền Nam, nhiều nơi đã xây dựng đền thờ Bác tại Long Mỹ - Hậu Giang; Lông Đức – Trà Vinh; nhà sàn Bác ở Cao Lãnh – Đồng Tháp; ở Bạc Liêu; tượng Bác ở bến Ninh Kiều – Cần Thơ; ở Tây Nguyên; ở Sơn La; ở thủy điện Hòa Bình,… Bác ơi, Bác ngủ ngon lành, đã có chúng con canh giấc Bác – Nguyễn Đăng Nước. Bác đã đi xa nhưng rừng Trường Sơn còn in bóng hình Bác, rừng Pắc Pó còn in dấu chân người. Nhìn những rừng cây chúng con lại nhớ lời bác dạy – vì lợi ích 10 năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Trong mỗi niềm vui, mỗi ngày vui ta thấy như có Bác mỉm cười, như có Bác trong ngày vui đại thắng,  nghĩ về Bác con thấy lòng mình trong sáng hơn…

15/5/2019