SAO LẠI NHẬP TẾT “CỔ TRUYỀN” VÀO TẾT TÂY GỌI LÀ “HÒA NHẬP”

Trước hết nên hiểu “Tết Tây”, “Tết Ta” là thế nào? Tết Tây không phải là tết của mấy ông Tây, ông Pháp, người Đức, người Nga,… Mà là tết tính theo dương lịch, kết thúc 1 năm mà lịch tính chỉ 12 tháng từ 1/1- 31/12 theo hệ mặt trời mà nhiều nước quen ăn tết có một ngày thôi. Còn Tết ta là tính theo mặt trăng, nên có tháng nhuần, mà các nước phương Đông thường ăn tết theo năm âm lịch gọi là tết ta, đối với nước ta thì ăn tết theo âm lịch đã lâu, lâu lắm rồi nên mới gọi là tết “cổ truyền” mà sự tịch bánh trưng đã có từ thời vua Hùng tìm người kế vị.

Nước Việt Nam ta có 54 dân tộc anh em, nhiều dân tộc cũng có ngày tết riêng, như dân tộc Khơme có những lễ tết: Donta, Chol Chnam Thmay,… nhưng họ cũng hòa nhập với dân tộc Kinh cùng ăn tết ta. Bà con Việt Kiều ở khắp thế giới cũng hưởng ứng tết tây với nước sở tại. Xong tết ta mới là đúng nghĩa mới là nơi hướng con tim và bước chân trở về cội nguồn dân tộc Việt.

Như vậy có thể nói tết ta có từ hàng ngàn năm rồi, còn nước ta mới đi vào đổi mới và hội nhập gần 40 năm nay. Quan điểm của Đảng ta mở rộng đối ngoại song như nguyên Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói “mở cửa thì đón không khí trong lành, nhưng phải chú ý ngăn bụi bặm, ruồi muỗi”. Và Đảng ta khẳng định “Hòa nhập mà không hòa tan”, không hòa tết ta vào tết tây. Vậy mà có người nghĩ và nói nhập tết ta vào tết tây cho là ý kiến hay, tiết kiệm họ có biết rằng, giữ tết ta “cổ truyền” là giữ bản sắc văn hóa đậm đà của dân tộc.

Người dân Cần Thơ và du khách vui xuân, đón Tết tại đường hoa Cần Thơ. Ảnh: HA.

 

Chúng ta đều biết, trong một năm đất nước ta có nhiều ngày lễ, kỷ niệm như: thành lập Đảng 3/2, thành lập nước 2/9, giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4, chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, Ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân 22/12, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Ngày thương binh liệt sĩ 27/7, ngày nhà giáo Việt Nam 22/11, ngày nhà báo Việt Nam 21/6,…. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, nhằm tuyên truyền tổ chức các nghi lễ kỷ niệm. Song đối với tết cổ truyền nó gắn liền với toàn dân, với đất nước. Nó quan trọng như máu thịt,.. nên hằng năm Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo cho cấp ủy chính quyền, các bộ ngành phải quan tâm đến việc tổ chức tết vui tươi lành mạnh cho nhân dân, phải chăm lo cho người nghèo, tết cho bộ đội, nhất là bộ đội nơi biên giới, hải đảo, phải tổ chức tốt các lễ hội, phải tổ chức đón tết họp mặt những Việt kiều về nước ăn Tết. Họ về Việt Nam với một tình cảm thiêng liêng của những người con xa xứ. Có thể nói chỉ có dịp tết con người mới gắn bó, thể hiện tình thương, thể hiện những giá trị tinh hoa văn hóa người với người trong mỗi gia đình cũng như cộng đồng các dân tộc chỉ có dịp tết mới có cơ hội bộc lộ các nét đẹp văn hóa truyền thống, các lễ hội qua đó mà phát huy nâng cao giá tri làm cho nó văn minh hơn, lành mạnh, tiết kiệm hơn – qua đó hạn chế các hủ tục mang tính mê tín dị đoan.

Tết đến xuân về là dịp hội tụ khá đầy đủ các thành viên trong một gia đình (trừ những người trong lực lượng vũ trang lo bảo vệ Tổ quốc không được nghĩ tết) mà trong suốt cả năm đi xa, không có đợt thể hiện hành động kính trọng, yêu thương, họ đem về những sản vật quý báo từ mọi miền Tổ quốc. Tự tay gói những loại bánh truyền thống như: bánh trưng, bánh giầy, bánh ít, chế biến những món giò,…Trưa 30 tết cúng tổ tiên ông bà, nhớ công ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục rồi cùng thưởng thức trong không khí ấm cúng tràn ngập yêu thương. Đêm giao thừa là người ta làm cỗ (xôi gà) ra đình cúng thành …., cúng thánh những người có công với đất nước. Nghe Chủ tịch nước chúc tết, xem bắn pháo hoa, sáng mùng 1 thì con cháu chúc tết ông bà, bố mẹ và người lớn mừng tuổi cháu con.

Chỉ có tết đến người ta mới có dịp mặc những bộ đồ tết sặc sỡ những sắc màu,… mà đã cất trong tủ suốt cả năm, do ngày thường phải lam lũ ngoài đồng, phải mồi hôi nhỏ giọt trong nhà máy, công trường. Những bộ đồng phục (áo trắng) trong bệnh viện…học sinh thì mặc đồng phục suốt cả năm học, ông bà đã dạy (già được bát canh – trẻ được manh áo mới) tranh thủ những ngày nghỉ hiếm hoi, người ta đi thăm hỏi chúc tết nhau cầu mong cho mọi người được may mắn, hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Người ta đi lễ chùa để cầu tài, cầu lộc, xin chữ, xin ấn, cầu xin có con hoặc xin con trai, con gái. Đối với cộng đồng thì trang trí đèn đường phố phường sạch sẽ nơi có điều kiện tổ chức đường hoa, phố ông đồ, chợ hoa, cây cảnh, bánh mứt đặc sản được bàn tay con người tạo ra những sản phẩm mới từ những quả truyền thống, trước tết và trong tết tổ chức nhiều lễ hội: Hội hoa Xuân, tùy vùng miền mà có các lễ hội: chơi đu, ném còn, đập niêu, bịt mắt bắt vịt, hội đấu vật,…

Ôi thật không sao kể hết những chuyện vui ngày tết, tết thật đúng nghĩa với sự nghỉ ngơi, bồi bổ cả về vật chất lẫn tinh thần. Tết là dịp để chúng ta trang hoàng nhà cửa, đường phố, phô bày những nét đẹp, sắc đẹp, những màu sắc, những nụ cười rộn ràng, sự ấm áp, yêu thương ngạt ngào. Năm mới cũng sua đi những nổi buồn, những rủi ro, sự vấp ngã mất mát của năm cũ để rồi lại làm mới mình về trí tuệ, về khoa học về nhân phẩm theo xu thế đại chúng văn minh, khỏe mạnh gắn kết nhau hơn để xây dựng cuộc sống, xây dựng đất nước.

Nghe theo tiếng gọi của Đảng, chúng ta đang xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và đương nhiên chúng ta phải được hưởng những thành quả mà chỉ có dịp tết mới là dịp trên chín mươi triệu trái tim cũng tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cùng hưởng thụ những kết quả lao động suốt cả một năm.

Với ý nghĩa đầy đủ của nó và truyền thống của dân tộc, chắc chắn tết ta sẽ mãi mãi trường tồn cùng thế hệ con cháu, cùng với núi sông bờ cõi Việt Nam và không thể nhập tết ta vào tết tây được.

THÀNH CÔNG.