Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển
Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày nay, tiền thân là Hội Phổ biến Kiến thức Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và một số hội chuyên ngành khác. Với sự nỗ lực hoạt động của Ủy ban Liên lạc lâm thời sau 18 năm. Ngày 26-3-1983 Đại hội thành lập Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành TW và biểu quyết thông qua Điều lệ hoạt động. Ngày 29-7-1983 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) đã ký Quyết định số 121/HĐBT thành lập Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp hội) do đồng chí Trần Đại Nghĩa làm Chủ tịch.
Sau 37 năm, tính từ Đại hội lần thứ I, chỉ có 15 hội thành viên gồm 14 hội ngành TW và 1 Liên hiệp hội địa phương. Ngày nay cả nước (tính đến Đại hội VII - 2015) đã có 140 hội thành viên, trong đó 77 hội ngành toàn quốc và 63 Liên hiệp hội tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Toàn hệ thống đã tập hợp được trên 3,7 triệu hội viên, trong đó có 2,2 triệu trí thức ở nhiều ngành nghề trên phạm vi cả nước. Có khoảng 480 tổ chức KH&CN trực thuộc là tổ chức ngoài công lập, hoạt động theo Luật KH&CN. Trong hệ thống Liên hiệp hội có 112 cơ quan báo chí với hơn 400 ấn phẩm, một nhà xuất bản, một Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật. Đã có 48/63 Liên hiệp hội tỉnh, thành phố và một hội ngành TW có Đảng đoàn, hầu hết các Liên hiệp hội địa phương đều có tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc cấp ủy địa phương.
Sự khẳng định vị trí, vai trò và sự đóng góp của đội ngũ trí thức trong gần 4 thập kỷ qua của LHH.
Được sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau này Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo TW, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Điều lệ Đảng khóa III, khóa IV, khóa V, khóa VI đều khảng định “Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam”. Trên cơ sở đó các Bô Nội vụ, Bộ Tài chính, Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn các Chỉ thị, Nghị quyết của TW, Chính phủ đến Liên hiệp hội TW và LHH các địa phương.
Hội thảo "Xác định nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao cho Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật ở Trung ương và Địa phương" vừa được tổ chức tại Cần Thơ vào tháng 7 vừa qua. Ảnh: HA.
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các bộ ngành TW, cấp ủy và chính quyền địa phương, đội ngũ trí thức toàn quốc đã nhận thức được niềm vinh dự, tự hào cũng như trách nhiệm đối với đất nước.
Trước hết nói về công tác xây dựng, phát triển tổ chức ngày càng lớn mạnh. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị của một trong ba tổ chức không thể thiếu trong hệ thống chính trị của nhà nước ta là: công - nông - trí, do vậy viêc phát triển tổ chức được Liên hiệp đặt lên hàng đầu. Nếu như lúc đầu mới chỉ có 15 hội thành viên, thì đến nay đã tăng lên con số là 140 hội thành viên, với 3,7 triệu hội viên trong đó trên 2,2 triệu trí thức, tăng 0,9 triệu so với nhiệm kỳ trước.....
Thứ hai là sự đóng góp quan trọng (không thể phủ nhận) của toàn hệ thống Liên hiệp hội là: Các nhà trí thức đã nghiên cứu trên 2.000 đề tài, dự án cấp cơ sở, trên 300 đề tài dự án cấp Bộ ngành, tỉnh, thành phố, qua đó đã đề xuất với Đảng và Nhà nước nhiều chính sách quan trọng, nhiều đề tài khoa học đã được ứng dụng vào phát triển kinh tế - xã hội, hơn thế nữa có hàng chục đề tài khoa học cấp nhà nước, mang tầm quốc tế, được công nhận và các nhà trí thức được trao các giải thưởng và được tôn vinh.
Với những đóng góp cho đất nước nói chung, các Bộ, ngành, địa phương nói riêng, hệ thống Liên hiệp đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba cho tập thể và hai cá nhân. Hàng chục Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba cho nhiều tập thể và cá nhân, nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Vai Trò Của Liên Hiệp Hội Và Đội Ngũ Trí Thức
Trong sư nghiêp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và CMCN 4.0
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được Đảng và Nhà nước ta thương xuyên quan tâm, Nghị quyết Đại hội Đảng cũng như chiến lược phát triển kinh tế đất nước đã xác định xây dựng nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển...nhất là cả nước đang tiến công mạnh mẽ vào cuộc cách mạng công nhiệp lần thú tư – CMCN 4.0, thì vai trò của đội ngũ trí thức càng trở nên quan trong và không thể thiếu, trong đó Liên hiêp hội có chức năng tập hợp và động viên các nhà trí thức tích cực đóng góp sức mình vào sự nghiêp vinh quang đó.
Tuy nhiên có một ít cơ quan của TW và một số cá nhân, một vài địa phương nhận thức chưa đúng về vai trò, vị trí và những đóng góp của đội ngũ trí thức cũng như hệ thống Liên hiệp hội từ TW đến địa phương: Coi Liên hiệp hội cũng như một số hội, đoàn khác nên muốn giải thể hoặc sáp nhập vào tổ chức khác. Một số tỉnh đã cắt hết kinh phí, xem Liên hiệp hội như là một đơn vị đời sống (tự thu, tự chi, tự trả lương....để làm khoa học). Mặc dù đã có hướng dẫn của cấp trên nhưng đến nay có tỉnh vẫn chưa khôi phục lại việc cấp kinh phí cho cơ quan LHH ở địa phương này.
Trước những nhận thức và biến động vừa qua đã có tác động không tốt đến tâm tư, danh dự, tình yêu khoa học của một bộ phận không nhỏ trí thức nước nhà. Để làm rõ vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của hệ thống Liên hiệp hội, những công việc mà Đảng và Nhà nước giao cho Liên hiệp hội TW và địa phương. Vừa qua LHH Việt Nam đã tổ chức hội thào để đánh giá một cách khách quan, khoa học về những thành tựu và những hạn chế, đồng thời đề xuất với Đảng và Nhà nước những nhiệm vụ cụ thể, những điều kiện, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ ấy, một hội thảo với tính biện chứng cao. Hội thảo dưới sự chủ trì của lãnh đạo Đoàn Chủ tịch LHH Việt Nam, với sự tham dự của LHH 19 tỉnh, thành phố miền Đông và miền Tây.
Ngoài báo cáo đề dẫn, đã có 17 báo cáo tham luận và nhiều ý kiến thảo luận, phân tích, làm rõ nhiệm vụ của hệ thống LHH qua các thời kỳ, qua mỗi lần Đại hội. Nhìn chung qua mỗi kỳ Đại hội, nhiệm vụ của LHH đều tăng và sát hợp hơn, những nhiệm vụ đã được ghi rõ trong điều lệ cũng như các chỉ tiêu mà Đại hội đã biểu quyết thông qua. Bên cạnh đó trong những năm gần đây LHH Việt Nam đã tích cực triển khai thực hiện một số nhiệm vụ mới như: Tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước những vấn đề lớn về chủ trương, chính sách phát triển đất nước, đặc biệt là phát triển khoa học - công nghệ. Tổ chức diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức, tham gia tư vấn phản biện và giám định xã hội về các đề án phát triển KT-XH. Phối hợp các ngành tổ chức xét chọn và trao sách vàng sáng tạo Việt Nam. Tổ chức tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp phát triển đất nước....
Đại biểu tham dự và phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HA
Từ thực tiễn vưa qua, hội thảo thống nhất đề xuất với Đảng và Nhà nước 5 nhóm giải pháp. Tuy nhiên những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao trước đây cũng đã khá nhiều việc, xong do chưa có những văn bản hướng dẫn kịp thời, thống nhất giữa văn bản nhà nước theo sát các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và quán triệt thống nhất từ TW đến các tỉnh, thành phố, do đó trong thực hiện gặp nhiều khó khăn, có những việc vẫn còn mang tính chất “xin cho” mà xin nhưng không cho... nên không thực hiện được, ví dụ công tác tư vấn phản biện nhiều Liên hiệp hội đề nghị nhiều năm nhưng các ngành ở địa thương không giao để thực hiện ...
Như trình bày ở trên vai trò của dội ngũ trí thức là không thề thiếu trong hệ thống chính trị của nhà nước ta, tuy nhiên để xác định vị trí của tổ chức này, theo quan điểm cá nhân tôi cần làm rõ một số nội dung dưới đây:
Một là, tư cách pháp nhân: hệ thống LHH từ TW đến địa phương do Đảng hay Nhà nước thành lập, trực thuộc hệ thống Đảng hay hệ thống chính quyền, vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của tổ chức này. Tên gọi của nó: là hội đặc thù hay tổ chức chính trị - xã hội hay một tên gì đó thì do các cơ quan sáng lập ra đặt (chứ Liên hiệp các Hội KH&KT cũng không đòi hỏi phải là tên A hay tên là B...)
Hai là, nhân tố con người. Đã là một tổ chức có tư cách pháp nhân thì phải được giao nhiệm vụ cụ thể, và phải có con người, số lượng người cụ thể, được qui định rõ trình độ chuyên môn, trình độ chính trị... nói chung là đức và tài như bất kỳ một tổ chức nào. Những người làm trong tổ chức này gọi là công chức hay viên chức, hay chức danh gì cho nó rõ… họ cũng phải được thi nâng ngạch, bậc, phải được tập huấn bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ moi mặt về chuyên môn, ngoại ngữ, chính trị...
Ba là, cơ sở vật chất, phương tiên làm việc. Đã là một tổ chức nằm trong hệ thống, thì phải có những điều kiện cần và đủ đó là: văn phòng làm việc, máy móc thiết bị, xe cộ (tùy theo diều kiện của TW hay địa phương), kinh phí hoạt động, tiền lương và phụ cấp.
Trên đây là những vấn đề cơ bản, cốt lõi để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của hệ thống LHH mà bản thân suy nghĩ và mạnh dạn nêu lên quan điểm của mình nhằm góp thêm tiếng nói để mọi người có đồng quan điểm tạo thành sức mạnh, niềm tin trên con đường đi lên. Đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa cho sự nghiệp phát triển đất nước ta.
Mới đây nhân kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác Tuyên giáo của Đảng, Thường trực Ban Bí thư - Trần Quốc Vượng phát biểu đã khảng định “trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, lực lượng trí thức, văn nghệ sĩ luôn giữ vai trò rất quan trọng, làm nòng cốt xây dựng nền văn hiến lâu đời và độc đáo của dân tộc, góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước...”
Cũng trong dịp kỷ niệm ngày truyền thống Tuyên giáo, trong buổi gặp mặt các đại biểu trí thức tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu, khẳng định “Đảng và Nhà nước rất quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, luôn trân trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức khoa học, văn nghệ sĩ phát triển cả về số lượng, chất lượng nhằm đóng góp nhiều hơn cho đất nước”.
Với sự khẳng định của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chúng ta tin tưởng rằng, trên 6,5 triệu trí thức trên cả nước sẽ hết mình hơn nữa vì một đất nước “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trương Viết Hùng –PCT LHH Cần Thơ