Hội thảo khoa học “Tổng kết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng quy trình sản xuất ớt ghép tại quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ”

Nhằm đánh giá hiệu quả của dự án “Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng quy trình sản xuất ớt ghép, ổn định năng suất và chất lượng tại quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ”. Người chủ trì là PGS. TS. Trần Thị Ba, trường Đại học Cần Thơ với sự tham dự của Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng – Trường ĐH Cần Thơ, Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, Hội Nông dân, UBND phường Long Tuyền, UBND phường Long Hòa, UBND phường Thới An Đông, Cán bộ nông nghiệp phường, và nhiều nông dân tham gia dự án.

PGS. TS. Trần Thị Ba, PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Nga – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ và Th.S Phạm Hoàng Thắng – Trưởng phòng Kinh tế quận Bình Thủy chủ trì thảo luận với các đại biểu tham gia Hội thảo. Ảnh: Mỹ An

 

Dự án được thực hiện từ tháng 11/2016 do PGS. TS. Trần Thị Ba – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ chủ trì, Phòng Kinh tế quận Bình Thủy là cơ quan chủ quản được thực hiện trên 03 phường Long Hòa, Long Tuyền và Thới An Đông của quận Bình Thủy với 06 mô hình sản xuất ớt ghép. Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình sản xuất ớt ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ghép gốc, ổn định năng suất và chất lượng tại quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Kết luận từ các khảo nghiệm và mô hình được thực hiện trong dự án như sau: trồng ớt Sừng vàng ghép gốc TN557 so với không ghép tại quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ làm bệnh héo xanh (chết cây) giảm, năng suất tang 24 – 46%, hiệu quả kinh tế tăng hơn từ 1 – 5 triệu đồng/1.000 m2, bên cạnh đó trồng ớt Hiểm lai ghép và không ghép tương đương nhau. Ban Chủ nhiệm dự án cũng đã đề xuất các phương án phát triển mô hình sau khi dự án kết thúc: thông qua đội ngũ cán bộ địa phương và nông dân trực tiếp tham gia dự án, có kỹ năng và cơ sở vật chất dự án để lại sẽ duy trì và mở rộng mô hình ra các nông dân trồng ớt trong khu vực lân cận; về nguồn giống dùng làm gốc ghép, phía trường ĐH Cần Thơ sẽ cung cấp ổn định sau khi dự án kết thúc nhằm đáp ứng nhu cầu nhân rộng mô hình; sản phẩm của đề tài sẽ được Phòng Kinh tế công nhận, sau đó chuyển giao cho trạm Khuyến nông quận Bình Thủy và các quận, huyện khác có nhu cầu phát triển ớt.

Mỹ An - VPLHH.