Ngày 27.7.2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1262/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Biên soạn Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm 35 quyển (nay là 38 quyển), bao gồm trên 70 ngành khoa học thuộc các khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học tự nhiên và công nghệ, Nghệ thuật, Quốc phòng an ninh... Đề án được giao cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức chủ trì Đề án, xây dựng và hoàn thiện bộ máy làm việc và thành lập các Ban biên soạn các ngành.
Trong 3 năm qua các Ban biên soạn chuyên ngành đã xây dựng được bảng mục từ quyển chuyên ngành từ 1500 đến 2000 mục từ. Các quyển chuyên ngành đã xác định được cấu trúc vi mô - cấu trúc mục từ quyển chuyên ngành. Hiện nay cấu trúc vĩ mô của Bách khoa toàn thu Việt Nam đã được xác định với trên 60.000 mục từ.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam-Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo biên soạn Bách Khoa toàn thư Việt Nam về việc huy động trí tuệ của cộng đồng vào việc biên soạn, Đề án đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các bên liên quan để xây dựng nền tảng số hóa và kêu gọi cộng đồng cùng tham gia biên soạn.
Để cung cấp thông tin, thảo luận về các chủ đề xoay quanh định hướng, giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng, cách thức tham gia biên soạn, cũng như tận dụng thế mạnh công nghệ trong việc triển khai biên soạn các mục từ trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngày 28.11.2020, tại Học Viện Chính trị Khu vục IV. Đề án tổ chức Hội thảo “Bách Khoa toàn thư Việt Nam: truyền thống và cộng đồng”. Được sự chủ trì của Gs.Ts. Tạ Ngọc Tấn, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung Ương - Ủy viên Ban chủ nhiệm Đề án Biên soạn BKTT Việt Nam; PGs.Ts. Nguyễn Xuân Dũng, Phó Tổng thư ký Đề án; Ts.Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Văn phòng Đề án. Hội thảo được sự hiện diện của các nhà khoa học uy tín thuộc 4 khối ngành khoa học: Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Văn hóa - Nghệ thuật và An ninh - Quốc phòng.
Hội thảo đã nhận được 20 tham luận của các nhà khoa học cả nước đưa vào Kỷ yếu, Ban tổ chức đã chọn 5 tham luận trình bài tại hội trường và có 8 ý kiến phát biểu với nhiều giải pháp đề xuất. Đúc kết như sau:
- Việc Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam là điều rất cần thiết, quan trọng nhất là vấn đề truyền thông, mời gọi, chia xẻ để việc biên soạn được lan rộng và cộng đồng hiểu rõ về Đề án;
- Biên soạn Bách khoa toàn thư trong giai đợn hiện nay, phát huy mạng truyền thông, tạo sự tham gia của cộng đồng, phát huy sức mạnh cộng đồng là cần thiết.
- Khai thác thế mạnh cộng đồng vừa có sự tham gia đóng góp với những điều kiện phù hợp việc tổ chức, có thể thức quản lý hợp lý.
Ý Nguyện.