Giới thiệu nội dung chính Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pari

           LTS: Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, Đảng và Nhà nước ta áp dụng nhiều hình thức đấu tranh: quân sự, chính trị và ngoại giao, trong đó đấu tranh ngoại giao đã mang lại thắng lợi to lớn, buộc phía bên kia phải ngồi vào bàn đàm phán để ký kết hiệp định đình chiến và rút quân về nước. BBT xin giới thiệu đến quí độc giả những điều ước quan trọng của hai hiệp định này.

 

HIỆP ĐINH GIƠ-NE-VƠ NĂM 1954

Điều 11: Theo nguyên tắc ngừng bắn đồng thời khắp toàn cõi Đông Dương, sự đình chỉ chiến sự phải đồng thời trên toàn cõi Việt Nam, tại tất cả các chiến trường và tất cả mọi lực lượng của hai bên.

   Tính theo thời gian thật sự cần thiết để chuyển lệnh ngừng bắn tới những cấp thấp nhất của lực lượng chiến đấu đôi bên, hai bên đồng ý sẽ thực hiện ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời, theo từng khoảnh lãnh thổ, trong những điều kiện sau đây:

           Ở Bắc Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày hai mươi bẩy (27) tháng bẩy (7) năm 1954,

           Ở Trung Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày mồng một (1) tháng tám (8) năm 1954,

          Ở Nam Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày mười một (11) tháng tám (8) năm 1954,

           Giờ địa phương nói trong điều này là giờ kinh tuyến Bắc.

           Kể từ khi thực hiện ngừng bắn thực sự ở Bắc Bộ Việt Nam, mỗi bên cam đoan không mở những cuộc tấn công lớn trên toàn thể chiến trường Đông Dương, không huy động lực lượng không quân ở các căn cứ miền Bắc Bộ Việt Nam ra ngoài địa hạt Bắc Bộ Viêt Nam. Hai bên cam đoan gửi cho nhau để biết những kế hoạch chuyển quân của mình từ vùng tập hợp này sang vùng tập hợp khác, trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày kể từ ngày hiệp định này bắt đầu có hiệu lực.

          Điều 15:

      ....

          2. Những cuộc rút quân và chuyển quân sẽ tiến hành theo thứ tự và những thời hạn (kể từ ngày hiệp định này bắt đầu có hiệu lực) sau đây:

          Quân đội Liên hiệp Pháp:

          Chu vi Hà Nội tám mươi (80) ngày

          Chu vi Hải Dương một trăm (100) ngày

          Chu vi Hải Phòng ba trăm (300) ngày

          Quân đội nhân dân Việt Nam:

         Khu Hàm Tân - Xuyên Mộc tám mươi (80) ngày

          Đợt thứ nhất của khu tạm đóng quân ở Trung Bộ Việt Nam tám mươi (80) ngày

        Khu Đồng Tháp Mười một trăm (100) ngày

Đợt thứ hai của khu tạm đóng quân ở Trung Bộ Việt Nam một trăm (100) ngày

          Khu mũi Cà Mau hai trăm (200) ngày

          Đợt chót của khu tạm đóng quân ở Trung Bộ Việt Nam ba trăm (300) ngày

           .......

          Điều 47:

           ....

          Làm tại Giơ-ne-vơ, ngày 20 tháng 7 năm 1954, lúc 24 giờ, bằng tiếng Pháp và tiếng Việt; cả hai bản đều có giá trị như nhau.

Thay mặt Tổng Tư Lệnh  Quân đội Nhân Dân Việt Nam

TA QUANG BUU

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Thay mặt Tổng Tư lệnh  Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương

thiếu Tướng DELTEIL

thay mặt Tổng tư Lệnh

 

 

 

HIỆP ĐỊNH PA-RI NĂM 1973

VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM

 

Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với sự thỏa thuận của Chính Phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam,

          Chính phủ Hoa Kỳ với sự thỏa thuận của  chính phủ Việt Nam Cộng hòa .

          Nhằm mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần củng cố hòa bình ở châu Á và thế giới.

          Đã thỏa thuận, cam kết tôn trọng và thi hành những điều khoản sau đây:

         Điều 1: Hoa kỳ và các nước khác tôn trọng độc lâp, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận.

    ...

         Điều 20:

a/ Các bên tham gia hội nghị Pa-ri về Việt Nam phải triệt để tôn trọng hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Căm-pu-chi-a và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1962 về Lào đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Căm-pu-chi-a và nhân dân Lào: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước đó. Các bên phải tôn trọng nền trung lập của Căm-Pu-Chi-a và Lào.

          Các bên tham gia hội nghị Pa-ri về Việt Nam cam kết không dùng lãnh thổ  của Căm-Pu-Chi-a và lãnh thổ của Lào để xâm phạm chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác.

b) Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Căm-Pu-Chi-a và Lào, rút hết và không đưa trở lại vào hai nước đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.

c) Công việc nội bộ của Căm-Pu-chi-a và Lào phải do nhân dân mỗi nước này giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.

d) Những vấn đề liên quan giữa các nước Đông Dương sẽ do các bên Đông Dương giải quyết, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Điều 23:

….

          Làm tại Pa-Ri ngày 27 tháng 1 năm 1973 bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Bản tiếng Việt và bản tiếng Anh đều là những bản chính thức và có giá trị như nhau.

 

Thay mặt Chính Phủ Việt Nam

 

NGUYỄN DUY TINH

 

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Thay mặt Chính Phủ Hoa Kỳ

 

WILLIAM PRICE ROGERS

                                                     

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao