Ngày 01/04/2016, tại Cần Thơ Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ tổ chức Tọa đàm “Hạn, măn tại đồng Bằng Sông Cửu Long, thực trang và giải pháp”, tham dự gồm các nhà khoa học Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Khoa nông nghiệp và SHƯD, Khoa Thủy sản, Khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Chuyên gia, các sở ban ngành có liên quan TPCT, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật và đại diện các Sở tài nguyên và môi trường các tỉnh ĐBSCL, các tổ chức phi chính phủ và cơ quan thông tấn báo chí địa phương, TP. Hồ Chí Minh và Trung ương cùng dự và đưa tin.
PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng viện nghiên cứu BĐKH đặt vấn đề tình hình Hạn hán và xâm nhập mặn hiện nay tại ĐBSCL, việc xả nước từ thủy điện Trung Quốc có cứu được khô hạn? trong đó Ông đã đưa ra các minh chứng và các lý luận cho rằng: Mức nước xả từ đập Cảnh Hồng đến trạm Chaing Sen từ 1/1/2016 đến 22/ 3/2016 thấp hơn số liệu đo của năm 2014 và năm 2015 so với cùng thời kỳ; Trung Quốc xả nước cho nhu cầu sản xuất điện hơn là cho các nước hạ nguồn sông Mekong phục vụ sinh hoạt và sản xuất; Lượng nước xả từ đậpcảnh Hồng khổng thể đẩy được mặn. PGS.TS Lê Anh Tuấn cũng đã đưa ra những giải pháp để sử dụng nguồn nước hiệu quả hơn trong thời gian tới để tự mình bảo vệ mình hơn là trông cậy vào người khác trong đó có Giải pháp Phi công trình: từng bước khôi phục lại các vùng chứa nước tự nhiên của đồng bằng (Vùng Đồng Tháp Mười và Vùng tứ giác Long Xuyên); Giảm bớt diện tích canh tác lúa, tăng các cây trồng ít tiêu thụ nước; Phát triển các mô hình hợp sinh thái; ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm, chống bốc hơi; Tăng cường nhận thức về tài nguyên nước; giải pháp “ngoại giao nước” trong vấn đề xuyên biên giới…
Đồng tình với quan điểm trên, Chuyên gia phản biện độc lập ThS. Nguyễn Hữu Thiện bổ sung thêm nguyên nhân chính của việc hạn hán năm nay là do hiện tuợng El Nino cực đoan, ít mưa, diễn ra trên toàn lưu vực đây là hiện tượng thiên nhiên có tính chất chu kỳ. Tuy nhiên, nhiều nguên nhân khác không phải từ tự nhiên mà do tác động của con người cũng được tác giả làm rõ, trong đó đáng kể nhất là việc ảnh hưởng của các đập thủy điện ở thượng nguồn, chủ yếu là của Trung Quốc ngăn đập trữ nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô để phát điện vì mục đich kinh tế không kể đến vấn đề dân sinh, môi trường và nhiều tác động khác,…Kế đến là việc 3 hồ chứa nước tự nhiên, hệ thống điều hòa cho ÐBSCL gồm 3 túi trữ nuớc có thể ví nhu 3 “trái tim” của “mạch máu” Mekong Hồ Tonle Sap (300.000ha-1.500.000 ha), Tứ Giác Long Xuyên (590.000ha), Ðồng Tháp Muời (700.000ha). Trong 20 năm qua, rất nhiều diện tích ở 2 túi nuớc Ðồng Tháp Muời và Tứ Giác Long Xuyên đã bị bao đê khép kín để canh tác lúa vụ ba (vụ thu dông). Sức chứa lũ của Tứ Giác Long Xuyên giảm từ 9.2 tỉ m3 năm 2000 còn 4.5 tỉ m3 năm 2011, tức giảm 4,7 tỉ m3 nước,…Một cảnh báo khác cũng được tác giả nêu lên ở đây là đề phòng La Nina gây mưa lũ trong mùa tới, sau khi hết El Nino trong năm nay.
Tiến sĩ Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ đưa ra các nguyên nhân và đề xuất nhiều mô hình ứng phó, trong đó nhấn mạnh và coi trọng việc khôi phục khả năng tự thích nghi của ông cha ta qua nhiều thế hệ, việc ứng dụng khoa học và kỹ thuật cần phải kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trãi qua hàng ngàn năm để tối ưu hóa hiệu quả thích nghi, giảm tác động tiêu cực trong điều kiện biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.
Các ý kiến trao đổi được đưa ra trong buổi tọa đàm nhằm làm rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan của Hạn, măn tại đồng Bằng Sông Cửu Long, những giải pháp được đưa ra cho những người có vai trò điều phối, quản lý và cả những người nông dân, trong đó nhấn mạnh vai trò của các cơ quan thông tấn báo trí để có kế hoạch tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, những người yếu thế có nguy cơ bị tác động mạnh hiểu và chủ động phòng tránh.
Bài viết: Thúy Kiều-VPLHH