MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CỘNG ĐỒNG
Giải pháp cho nền nông nghiệp không dùng hóa chất
Nông nghiệp cộng đồng hay còn được gọi lại mô hình nông nghiệp cộng đồng, gọi tắt là CSA (Community Supported Agriculture) là một hệ thống kết nối người sản xuất và người tiêu dùng trong chuỗi thực phẩm thông qua việc cho phép người tiêu dùng đăng ký sản phẩm trước với một nông trại hoặc một nhóm nông trại.
Đây là một mô hình nông nghiệp kinh tế xã hội và phân phối thực phẩm thay thế, mô hình này cho phép người tiêu dùng và người sản xuất chia sẻ các rủi ro khi làm nông nghiệp (Galt 2013).
Nội dung cụ thể của mô hình CSA
Thứ nhất: Bằng việc đăng lý trước với người sản xuất, người tiêu dùng sẽ nhận được các sản phẩm nông nghiệp hằng tuần hoặc hai tuần một lần. Các sản phẩm nông nghiệp họ nhận được có thể là rau củ và hoa quả theo mùa, đôi khi có thể thêm cả sản phẩm sấy khô, trứng, sữa, thịt v.v. Thông thường thì các nông trại hoặc người nông dân sẽ cố gắng để giữ mối quan hệ với khách hàng bằng việc gửi thư hằng tuần kể về tình hình nông trại, mùa vụ, mời khách hàng đến thu hoạch sản phẩm hoặc tổ chức các sự kiện nông trại mở rộng. Một vài mô hình CSAs tính tiền công cho người mua khi tham gia thu hoạch, tính trừ vào phí đăng ký (DeMuth 1993).
CSAs tạo ra mối liên hệ trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua các thị trường thay thế nơi mà người bán và người mua cùng chia sẻ rủi ro của việc trồng trọt. Mục tiêu của mô hình CSA đầu tiên ở Mỹ là hỗ trợ người bán và người mua có vị thế ngang bằng nhau, từ đó có thể trao đổi sản phẩm với giá cả hợp lý nhất, công bằng nhất.
Khách hàng trả tiền cho những thứ như sự minh bạch, quản lý và bảo vệ môi trường, quan hệ với nhà sản xuất, v.v. Những người nông dân tham gia vào mô hình CSAs làm tất cả những việc đó để hoàn thành mục tiêu hơn là vì lợi nhuận và thường không được trả công hợp lý. Những thị trường như thế này nơi mà thặng dư tiêu dùng đến từ việc khách hàng sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để trả cho nhiều thứ (môi trường, minh bạch, v.v) chứ không chỉ là bản thân sản phẩm mà họ sẽ cầm về.
Thứ hai: CSAs thường tập trung vào (1) sản xuất những thực phẩm chất lượng cao cho cộng đồng địa phương, thường sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ hoặc năng lượng sinh học và (2) cấu trúc thị trường chia sẻ rủi ro. Hình thức vận hành nông trai này (cần sự tham gia tích cực của khách hàng và bên liên quan khác hơn thông thường) khiến cho mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng khăng khít hơn (National Research Council 2010). Thiết kế chính bao gồm việc phát triển một nhóm các khách hàng thân thiết, những người sẵn sàng chi tiền cho cả mùa để có những thực phẩm chất lượng cao. Hệ thống này có nhiều biến thể về cách thức làm thế nào để trang trại nhận được hỗ trợ bởi khách hàng hay làm thế nào để người bán gửi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Lý thuyết CSA chỉ ra rằng một nông trại nhận được nhiều hỗ trợ thì họ càng có thời gian để tập trung nâng cao chất lượng và giảm rủi ro.
Các nông trại nông nghiệp cộng đồng ở Mỹ ngày nay có 3 đặc điểm chung: (1) nhấn mạnh vào tính cộng đồng và sản xuất địa phương, (2) chia sẻ và đăng ký trước vụ mùa, và (3) giao hàng hằng tuần cho những người đăng ký và khách hàng thường xuyên.
Dựa trên 4 cách tổ chức này, có bốn loại hình CSA được phát triển:
- Nông trại quản lý bởi một người sản xuất/nông dân: một người dân thành lập và duy trì nông trại CSA, tuyển và tìm kiếm người đăng ký và quản lý CSA
- Nông trại quản lý với người tiêu dùng: người dân địa phương lập nên CSA và thuê nông dân đến canh tác. Người dân địa phương phải quản lý nông trại
- Nông trại quản lý bởi một nhóm người sản xuất/nông dân: nhiều nông dân thành lập và vận hành một nông trại
- Nông trại quản lý bởi nông dân và người dân địa phương: người bán và người mua cùng phối hợp thành lập và quản lý nông trại.
Trong phần lớn các mô hình CSA đời đầu, có một nhóm thành viên nòng cốt được thành lập. Những thành viên nòng cốt này sẽ hỗ trợ ra quyết định bao gồm: thị trường, phân phối, quản trị, và tổ chức cộng đồng. CSAs có thành viên nòng cốt thường thành công và có lãi. Tuy nhiên, năm 1999, 72% các CSA không có thành viên nòng cốt. CSA có thành viên nòng cốt thường thành công hơn các CSA hợp tác giữa nông dân và người tiêu dùng và các CSA không có thành viên nòng cốt. (Lass et al. 2003a)
Ba là: Các lợi ích của mô hình CSA có thể kể như sau:
CSA đầu tiên được gọi là “nền nông nghiệp được hỗ trợ”. Nhưng với tính chất phi lợi nhuận và cùng chia sẻ nông sản sản xuất được, nên có tên gọi “nền nông nghiệp chia sẻ”. Triết lý của mô hình CSA là “sản xuất không vì lợi nhuận, năng suất mà vì sức khỏe cộng đồng theo đặt hàng của bên tiêu thụ”, nên không cần phải dùng các loại hóa chất dinh dưỡng và bảo vệ cây trồng, chỉ dùng các nguyên vật liệu hữu cơ và tự nhiên. CSA cho phép người tiêu thụ có thể tiếp cận trực tiếp với người nông dân sản xuất và nông sản mà mình tiêu thụ, tạo ra một mối quan hệ tương hỗ lành mạnh giữa cung và cầu. Nông sản được làm ra sẻ chia theo cổ phần đóng góp (số tiền ứng trước) của từng thành viên. Lúc trúng mùa cổ phần được chia nhiều, lúc thất mùa các cổ phần sẽ nhận ít hơn. CSA sẽ phát triển nguồn cung nông sản sạch làm cơ sở cho một nền kinh tế địa phương mạnh. Từ việc duy trì ý thức bảo vệ sinh thái của cộng đồng, đến khuyến khích quản lý tốt đất đai cho đến việc tôn vinh kiến thức và kinh nghiệm đúng của người sản xuất địa phương. CSA có thể áp dụng cho nhiều loại hình sản xuất trước mắt tập trung vào các loại, rau quả hữu cơ.
Lợi ích của người trồng trọt
• Bảo đảm an ninh kinh tế thông qua bảo đảm đầu ra sản phẩm,
• Nhận được tỷ lệ phần trăm cao trong chuỗi giá trị thực phẩm,
• Được người tiêu dùng chia sẻ rủi ro,
• Hiệu quả lao động tăng cao,
• Chủ động trong bảo đảm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm,
• Chỉ còn phải lo cho quy trình sản xuất hữu cơ,
• Chi phí tiếp thị sản phẩm thấp hay không có.
Lợi ích người tiêu dùng:
• Được tiếp cận với các nông sản hữu cơ,
• Chi trả phí gián tiếp ít hơn mua tại các cửa hàng,
• Biết rõ nguồn gốc các thực phẩm của họ,
• Biết rõ chất lượng thực phẩm,
• Biết thêm kỹ năng, kiến thức về sản xuất nông sản hữu cơ,
Lợi ích môi trường:
• Giúp bảo đảm đa dạng sinh học của địa phương,
• Bảo vệ giống địa phương, sự đa dạng sinh học nông nghiệp và thực phẩm,
• Bảo vệ sinh thái, môi trường địa phương
• Bảo vệ và khai thác bền vững đất nông nghiệp địa phương,
• Giảm các chất thải do đóng gói vận chuyển,
• Giảm lảng phí nông sản do vận chuyển và ế ẩm tại nơi tiêu thụ,
• Hình thành mối quan hệ cộng đồng thân thiện môi trường.
Nguyễn Hoàng Khang, Lê Thị Thúy Kiều
Tài liệu tham khảo
Bowens, N. (2015, tháng 2 ngày 13). CSA Is Rooted in Black History. Retrieved from https://www.motherearthnews.com/organic-gardening/csas-rooted-in-black-history-zbcz1502
DeMuth, S. (1993). Defining community supported agriculture.National Agricultural Library, September.
Galt, R. E. (2013). The moral economy is a double-edged sword: explaining farmers’ earnings and self-exploitation in community-supported agriculture. Economic Geography,89(4), 341-365.
Lass, D., Bevis, A., Stevenson, G. W., Hendrickson, J., & Ruhf, K. (2003b). Community supported agriculture entering the 21st century: Results from the 2001 national survey.Amherst: University of Massachusetts, Department of Resource Economics.
Lass, D., Stevenson, G. W., Hendrickson, J., & Ruhf, K. (2003a). CSA across the nation: Findings from the 1999 CSA survey. Madison, Wisconsin: Center for Integrated Agricultural Systems (CIAS), College of Agricultural and Life Sciences, University of Wisconsin.
McFadden, S. (2012). Community farms in the 21st century: Poised for another wave of growth. Rodale Institute.
National Research Council. (2010). Toward sustainable agricultural systems in the 21st century. National Academies Press.
Obach, B. K., & Tobin, K. (2014). Civic agriculture and community engagement. Agriculture and Human Values,31(2), 307-322.
United States Department of Agriculture. 2007. Census of Agriculture. Retrieved from https://www.nass.usda.gov/Publications/AgCensus/2007/
University of Vermont. 2012. The Guide to Financing the Community Supported Farm-Ways for Farms to Acquire Capital from Communities. Retrieved from http://www.uvm.edu/newfarmer/business/finance-guide/Farm-Case-Studies.pdf
Woods, T., Ernst, M., Ernst, S., & Wright, N. (2009). 2009 Survey of Community Supported Agriculture Producers. UK Cooperative Extension Service-University of Kentucky-College of Agriculture, New Crop opportunities Center.
Nguyệt Ánh, Võ Văn Tiếng - Nhân vật truyền lửa, Cổng Thông tin Điện Tử Đồng Tháp, 2017.
https://dongthap.gov.vn/wps/wcm/connect/DTP/sitinternet/sitabaodientu/sitatintucsukien/sitanoibat/20170426-vo+van+tieng
-Báo mới, ĐH An Giang sẽ sản xuất lúa mùa nổi trong và ngoài nước, 2016,
http://www.baomoi.com/dh-an-giang-se-san-xuat-lua-mua-noi-trong-va-ngoai-nuoc/c/19508686.epi
(8)- https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_xanh