Dùng đèn LED trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả tốt

Dùng đèn LED trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả tốt

 

Sáng ngày 22/04/2019, công ty Rạng Đông phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo tập huấn thử nghiệm và trình diễn trong trồng rau mầm, rau sạch và nuôi tảo tại Thành phố Cần Thơ với sự hỗ trợ của dự án FIRST (Fostering innovation through Research, Science, and Technology). Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 50 đại biểu là đại diện của nhóm hợp tác và đơn vị thực hiện; đại diện ban quản lý dự án FIRST; các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức quan tâm đến lĩnh vực rau mầm, rau sạch và nuôi tảo.

Đại biểu tham dự buổi tập huấn Ảnh: TK

 

 

Ông Nguyễn Văn Trinh – Trung tâm R&D Công ty Rạng Đông giới thiệu tính năng ứng dụng của đèn LED chuyên dụng Rau/ Tảo của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông. Kết quả đã nghiên cứu thành công đèn LED có phổ ánh sáng chuyên dụng trồng rau LED TRR 25W 120/WR với ưu điểm sử dụng chip LED Samsung, hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng, tuổi thọ dài; có phổ ánh sáng chuyên dụng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây; tiết kiệm 55% điện năng so với đèn HQ 36W; góc mở 900 tập trung ánh sáng lên cây rau, phần chiếu sáng hữu ích đạt 70% ÷ 75%; có kết cấu tai đèn thuận lợi cho lắp đặt.

Tại hội thảo PGs. Ts. Trần Thị Ba – Khoa Nông nghiệp, Trường Địa học Cần Thơ trình bày các kết quả nguyên cứu và ứng dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn LED trên vào mô hình trồng rau non, rau mầm và rau trưởng thành. Cho thấy sử dụng đèn LED trồng rau có thể thay thế ánh sáng tự nhiên mà còn cho hiệu quả tốt. Bổ sung ánh sáng 6 giờ/ngày vào ban đêm làm năng suất cải mầm tăng hơn so với không chiếu sáng ở mức quang phổ 80R:20B; 70R:40B; 60R:40B; 50R:50B ở cường độ 48 µmol.m-2.s-1. Rau non (cải củ, cải ngọt đuôi phụng) thích hợp với quang phổ 80R:20B, cường độ 107 µmol.m-2.s-1 trong 20 giờ/ngày. Rau trưởng thành (xà lách) thích hợp với quang phổ 80R:20B, cường độ 107 µmol.m-2.s-1 trong 22 giờ/ngày.

 
   

Mô hình trồng rau và nuôi tảo có bổ sung đèn LED Ảnh: TK

 

 

Hội thảo cũng giới thiệu tính mới trong lĩnh vực tương lai là ứng dụng đèn LED nuôi tảo do bà Trần Sương Ngọc trình bày kết quả nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn LED. Sự ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED lên sự phát triển và thành phần dinh dưỡng của Tảo Chaetoceros calcitrans cho thấy nghiệm thức với cường độ ánh sáng 5000 Lux cho mật độ sinh khối cao, thành phần dinh dưỡng hơn các ánh sáng còn lại. Thành phần chlorophyll-a, protein, lipid của nghiệm thức 3000 Lux cao hơn 1000; 5000; 7000 Lux. Tần suất 24 giờ chiếu sáng cho mật độ tảo cao và sớm hơn.

Sự ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED lên sự phát triển và thành phần dinh dưỡng của tảo Spirulina platensis. Kết quả, ánh sáng LED 5000 Lux cho mật độ và sinh khối cao hơn còn lại. Hàm lượng chlorophyll-a, protein 3000 Lux cao hơn 1000; 5000; 7000 Lux. Tần suất 24 giờ chiếu sáng cho mật độ tảo cao và sớm hơn.

Nghiên cứu một số điều kiện nuôi tảo Chaetoceros calcitrans nhằm tăng năng suất nuôi cấy, việc bổ sung hàm lượng CO2 với tỉ lệ 1% cho kết quả cao về mật độ, trọng lượng khô, hàm lượng chlorophyll-a, carotenoid, protein hơn là không bổ sung nó.

Hiệu quả trước mắt là thế nhưng vấn đề mà người ứng dụng mô hình vẫn còn gặp khó khăn do chi phí đầu tư còn khá cao và mong muốn được công ty tiếp tục nghiên cứu để tạo ra sản phẩm phù hợp với túi tiền của người nông dân để mô hình trên có thể phổ biến rộng trong cộng đồng.

 

Thúy Kiều