Doanh nghiệp và ứng phó Biến Đổi khí hậu

       Diễn đàn đối thoại chính sách ‘Rủi ro thiên tai và Biến Đổi khí hậu, các nguy cơ đối với doanh nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra sáng ngày 11/9/2015 do ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với SMEDEC 2, Báo Công thương và The Asia Foundation với sự tài trợ của quỷ USAID. Đây là diễn đàn đầu tiên giành cho khối doanh nghiệp về rủ ro thiên tai và Biến Đổi khí hậu được tổ chức tại Cần Thơ. Tại diễn đàn các diễn giả đã trình bày tổng quan về vấn đề BĐKH tại ĐBSCL, các nguy cơ rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khu vực, những kinh nghiệm và bài học đáng quí từ trận lụt lịch sử năm 2011 tại Thái Lan giành cho các doanh nghiệp ĐBSCL nơi có nhiều điểm tương đồng với Thái Lan; Kết quả nghiên cứu về BĐKH tại các doanh nghiệp khu công nghiệp Long An và nêu gương doanh nghiệp điển hình ứng phó rủi ro do tác động của BĐKH của Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang. Kết quả thảo luận tại diễn đàn cho thấy hầu hất các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ĐBSCL nói riêng chưa có kế hoạch ứng phó tốt đối với rũi ro thiên tai và ứng phó BĐKH. Nguyên nhân là sự cập nhật thông tin từ phía các doanh nghiệp còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa chủ động cũng như thiếu sự quan tâm đến công tác ứng phó BĐKH, vì vậy trong thời gian tới cần có sự nổ lực từ cả ba phía: phía chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước cần nâng cao năng lực dự báo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và thương xuyên nhắc nhở, đôn đốc để các doanh nghiệp lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó BĐKH; về phía các doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận và tích cực lập kế hoạch để phòng ngừa rũi ro và ứng phó tốt nhất khi có tình huống xãy ra. Phía các nhà khoa học cũng cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giúp người dân thích ứng tốt hơn với BĐKH để tham mưu cho lãnh đạo các cấp phương pháp tối ưu nhất để có kế hoạch ứng phó và phòng tránh hiệu quả nhất.

       Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với rủi ro thiên tai và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã lập là một việc nên làm thường xuyên, nhất là đối với những rủi ro thiên tai thường xảy ra trên địa bàn hoạt động của doanh nghiệp để doanh nghiệp luôn sãn sàng và chủ động ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản sau mỗi lần thiên tai là kết luận được đưa ra tại diễn đàn nhằm bảo vệ an toàn và phát triển bền vững của doanh nghiệp góp phần vào sự phát triển chung của cả vùng.

 

Bài viết: Thúy Kiều - VPLHH