CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ Y HỌC CỔ TRUYỀN HỘI ĐÔNG Y THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Lương y Nguyễn Văn Mười,
Phó Chủ tịch Hội Đông y thành phố Cần Thơ
Sức khoẻ là tài sản quí nhất của con người đồng thời cũng là tài sản chung của xã hội và của mỗi quốc gia, sức khoẻ do nhiều yếu tố tác động. Để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho mỗi người và cả cộng đồng không phải chỉ ngành y tế cán bộ y tế mà là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng và của toàn xã hội. Điều đó có nghĩa là mọi người, mọi cộng đồng, mọi ban ngành đoàn thể đều cần nhận thức và có trách nhiệm trong công tác chăm sóc sức khoẻ mà ngành y tế cần tổ chức vận động huy động mọi cá nhân, gia đình, cộng đồng, các ban ngành đoàn thể cùng tham gia công tác chăm sóc sức khoẻ.
Trong nhiều năm gần đây y học cổ truyền góp phần cùng ngành y tế phục vụ nhân dân ngày càng có hiệu quả hơn có đến 50% số người bệnh được chăm sóc bằng y học cổ truyền, 80% xã phường có vườn thuốc nam và có hoạt động đông y.
* Kết quả bước đầu
Quán triệt đường lối chủ trương của Đảng và Chính phủ, đồng thời dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN thành phố Cần Thơ. Trong những năm qua, Hội Đông y thành phố Cần Thơ phối hợp với ngành y tế tăng cường đoàn kết giữa những người làm nghề y, dược cổ truyền với những người làm nghề y, dược hiện đại; quan tâm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể các cấp có liên quan tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động tập hợp, đoàn kết giáo dục y đức, y thuật cho những người hành nghề đông y, đông dược, tiếp tục phát huy tài năng, trí tuệ, kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Hiện nay, thành lập được 119 phòng chẩn trị y học cổ truyền và 3 bài thuốc gia truyền được cấp giấy chứng nhận với 778 hội viên; đã khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hơn 3,8 triệu lượt người với số tiền 112 tỷ đồng; đồng thời thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức cho hội viên; trong 10 năm qua đã tổ chức 28 lớp đào tạo ngắn ngày cho 740 học viên 28 lớp đào tạo từ 6 tháng đến 12 tháng cho 813 học viên.
Đội ngũ lương y của các cấp Hội trong toàn thành phố luôn tích cực học tập, nâng cao trình độ, thường xuyên nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm và trau dồi y đức, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, phục vụ nhân dân, góp phần tạo được niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với việc điều trị bằng y học cổ truyền; số lượt người khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền đều tăng dần qua các năm.
Hội Đông y các cấp thường xuyên phối hợp với các cơ quan có liên quan làm công tác phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân biết và sử dụng các loại cây, con để làm thuốc chữa bệnh.
Cùng với công tác khám chữa bệnh từ thiện, nhiều cơ sở y tế đã giúp cho nhiều đối tượng, đặc biệt là giới trẻ tham gia vào việc tìm hiểu y học cổ truyền như sưu tầm dược liệu nhân giống cây con làm thuốc đốt lên trong họ ngọn lữa nhiệt tình bảo vệ vốn di sản y học của cha ông, hiện nay có nhiều địa phương số lượng người tham gia y học cổ truyền ngày càng đông được gia tăng họ quyết tâm theo nghề và đã vấy lên phong trào làm vườn thuốc nam gia đình và phong trào tham gia khám chữa bệnh từ thiện đang được phát triển.
Công tác xã hội hoá y học cổ truyền thông qua hình thức “cây thuốc, cây cảnh” vườn thuốc mẫu phủ kín các Trạm y tế xã; tuyên truyền về kiến thức về nuôi trồng, thu hái, chế biến và sử dụng thuốc nam trong nhân dân; tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các phương pháp điều trị không dùng thuốc như; vật lý trị liệu, day ấn huyệt và hình thành các phong trào dưỡng sinh tại cộng đồng…. hướng dẫn nhân dân trồng và sử dụng cây thuốc; tạo điều kiện thuận lợi cho các lương y có điều kiện được tham gia hành nghề y, dược cổ truyền tư nhân, cải tiến thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và cấp phép hành nghề y, dược cổ truyền tư nhân; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và tập huấn nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về khám chữa bệnh.
* Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển y học cổ truyền trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng còn gặp khó khăn và hạn chế chưa có chuyên gia sâu về lĩnh vực y học cổ truyền, công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng và thừa kế về y học cổ truyền chưa được quan tâm đúng mức công tác xã hội hoá y học cổ truyền chưa đủ mạnh, thông tin tuyên truyền về y học cổ truyền chưa thuyết phục được cao để cho quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng.
Đến nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ có một bệnh viện y học cổ truyền, một bệnh viện đa khoa thành phố có khoa y học cổ truyền và phục hồi chức năng, các bệnh viện đa khoa tuyến quận huyện điều có khoa y học cổ truyền việc khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại hệ thống Trạm y tế xã phường ngày càng phát triển với 85/85 Trạm y tế có tổ chức khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, có 9/9 quận huyện đều thành lập Hội Đông y và có 9 Phòng chẩn trị từ thiện trực thuộc Hội.
Số lượng bệnh nhân được khám và điều trị bằng y học cổ truyền cũng tăng lên nhanh chống, số thuốc thang ngày cũng được tăng lên từ 620.400 lượt người vào năm 2008 lên gần 2,1 triệu lượt người vào văm 2017.
Các cấp lãnh đạo thành phố Cần Thơ cũng tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động y học cổ truyền thông qua việc quan tâm chỉ đạo, xác định rõ trách nhiệm và phân công phân cấp hợp lý cụ thể giữa các ngành trong đó Hội Đông y đóng vai trò nồng cốt phối hợp với Sở y tế trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển Đông y trên địa bàn.
Mặc dù công tác xã hội hoá y học cổ truyền trên địa bàn thành phố Cần Thơ đạt được những hiệu quả bước đầu xong vẫn phải gặp nhiều khó khăn vướng mắc hạn chế chủ yếu trong hoạt động này chưa được triển khai sâu rộng mang tính thời cuộc nên tốc độ phát triển chậm và qui mô nhỏ, còn một số nơi thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương nên công tác xã hội hoá y học cổ truyền địa bàn thành phố phát triển chưa đồng bộ, việc triển khai thực hiện chỉ thị 24-CT/TW của Ban bí thư trung ương vẫn còn tồn tại nhất định một số cấp Ủy Đảng, chính quyền còn thiếu quan tâm lãnh đạo chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác phát triển Đông y tại địa phương, chưa có chính sách hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xã hội hoá y học cổ truyền cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến cho công tác này còn gặp nhiều khó khăn.
* Nhiệm vụ phát triển Hội Đông y trong thời gian tới.
Phát triển và hoàn thiện tổ chức Hội Đông y từ thành phố đến các quận huyện và Chi hội. Quán triệt, tổ chức thực hiện tốt văn bản chỉ đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn bộ máy của Hội Đông y các cấp. Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện lồng ghép các chương trình của Hội với hoạt động Trạm y tế, phường, thị trấn nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh. Tiếp tục cũng cố và phát triển các Chi hội ở các Trạm y tế xã, phường, thị trấn; phát triển thêm hội viên mới; đặc biệc, thu hút cán bộ ở các Trạm y tế công tác đông y vào Hội.
Công tác phát triển dược liệu: với mục tiêu là phát huy nội lực, tăng thu hái, giảm thu mua, khuyến khích người dân trong việc trồng và sử dụng thuốc nam để chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, gia đình. Thực hiện tốt khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” tăng thêm số vườn thuốc nam, vườn thuốc nam gia đình, củng cố vườn thuốc mẫu ở Trạm y tế.
Tổ chức kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác Hội tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy thuốc y học cổ truyền có đủ điều kiện quy định được tham gia hành nghề và tạo điều kiện bằng các hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ sở y học cổ truyền hoạt động; đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh đối với những cơ sở hoạt động không đúng quy định pháp luật.