Biển: Một tiềm năng kinh tế quan trọng của đất nước

       Việt Nam đất nước hình chữ S nằm sát biển đông, nên 28 tỉnh, thành có biển trong đó ĐBSCL 7 tỉnh có biển. Tiềm năng kinh tế biển của các tỉnh ĐBSCL rất lớn: giàu nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học, dồi dào tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt có hai khu vực dự trữ sinh quyển là khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau và khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang được xem là khu dự trữ lớn nhất Đông Nam Á, được UNESCO công nhận. Ngoài nguồn lợi thủy sản, nguồn lợi sinh học  vùng biển ĐBSCL còn có tiểm năng lớn trong du lịch, vận tải biển, khai khoáng có nhiều khoáng sản có giá trị như: than bùn, dầu khí, muối, và các hóa phẩm biển, có nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào như năng lượng gió, năng lượng sóng triều, năng lượng mặt trời... Hiện tại ĐBSCL có 3/18 khu kinh tế ven biển nằm trong đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020 “gồm khu kinh tế Năm Căn Cà Mau, khu kinh tế Định An Trà Vinh, và khu kinh tế đảo Phú Quốc –Kiên Giang”.

        Phát triển kinh tế biển đã dược Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển  thích ứng với biến đổi khí hậu như: Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9-2-2007 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 .

      Sau hơn 10 năm thực hiện chiến lược biển Việt Nam (2008-2019) khu vực ĐBSCL, bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản trong phát triển kinh tế biển, quy mô kinh tế biển không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng  ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt phát triển tư duy về kinh tế biển, về lý luận và thực tiễn, cả về nhận thức và hành động, cả về phương diện pháp lý. Việc phát triển kinh tế đã gắn với an ninh quốc phòng, đối ngoại, hợp tác quốc tế. Các nhà kinh tế, nhà khoa học cho rằng: ĐBSCL có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước, các sản phẩm nông nghiệp của vùng đều là sản phẩm chủ lực của quốc gia.

     Tuy nhiên trong phát triển kinh tế biển cón gặp nhiều khó khăn, bất cập, năng lực và nguồn lực...của các địa phương còn có hạn, sự liên doanh, liên kết, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng còn rời rạc, trong khi đó sự giúp đỡ của các bộ ngành TW về những quyết sách cụ thể, về vốn, công nghệ, về quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn...để giúp các địa phương phát huy tiềm năng, lợi thế này mang lại hiệu quả cao hơn ....còn hạn chế.

     Tỉnh Bạc Liêu là một trong 7 tỉnh của ĐBSCL có biển, với 56 km bờ biển, có vùng biển rộng 20.742 km2, với lợi thế như vậy Bạc Liêu coi việc phát triển kinh tế biển là ngành kinh tế đông lực quan trọng của tỉnh, là một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh ủy Bạc Liêu đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 28-12-2018 về phát triển kinh tế biển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, nhằm phát triển Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về biển và làm giàu từ biển, phát triển bền vững, toàn diện kinh tế biển theo hướng hiện đại gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

     Tuy nhiên để giúp cho tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh ĐBSCL thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp Ủy,chính quyền các cấp. Vào cuối tháng 7-2020 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề: Nâng cao năng lực tư vấn, phản biện, giám định xã hội trong lĩnh vực phát triển kinh tế biển thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh ĐBSCL.

Hội thảo tư vấn phát triển kinh tế biển tại Bạc Liêu.

 

     Với 17 báo cáo tham luận, nhìn chung các tham luận đều đánh giá một cách khách quan, toàn diện vế thực trạng: Những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế... phân tích nguyên nhân đạt được cũng như nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển.

      Tuy nhiên với chức năng của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật và theo chủ đề “tư vấn phản biện và giám định xã hội trong lĩnh vực phát triển kinh tế biển, thích ứng với biến đổi khí hậu” nên bài viết này chỉ tập trung phản ánh những giải pháp nhằm thực hiện tốt chức năng tư vấn phản biện được rút ra từ hội thảo nhằm giúp các tỉnh ĐBSCL có biển làm mục tiêu phấn đấu. Với phần lớn thời gian tham luận, thảo luận, hội thảo thống nhất 5 nội dung cũng là 5 kinh nghiệm để nâng cao năng lực tư vấn phản biện thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh ĐBSCL như sau:

      Trước hết là, xây dựng kế hoạch có đầy đủ cơ sở dữ liệu, đảm bảo tính pháp lý cao. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị  làm cơ sở pháp lý cho TVPB (tư vấn phản biện) như: Chỉ thị 42-CT/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 22/2002 /QĐ/TTg (nay thay bằng Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Quyết định số 501/2015 /QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Hướng dẫn số 819/HĐ-LHHVN ngày 1-10-2014 triển khai thực hiện quyết định số 14/QĐ/TTg nói trên. Tuy nhiên các địa phương cần tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành quy chế hoạt động thư vấn phản biện của địa phương. Đây chính là căn cứ quy định chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ chặt chẽ với các ngành hữu quan của địa phương, để Liên hiệp hội thực hiện tốt chức năng này. Để đảm bảo phương tiện thực hiện cần bám sát Thông tư số 11 của Bộ Tài chính. Hiện nay có những tỉnh chưa trực hiện được TVPB là vì UBND chưa  ban hành quy chế TVPB nên không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

    Hai là, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cùa các cấp, các ngành và sự hiểu biết lợi hại của việc thực hiện TVPB hay không thực hiện TVPB và giám định xã hội. Chỉ có hiểu rõ lợi ích của các chỉ thị, nghị quyết thì mới có sự đồng tình, thống nhất cao, tạo thuận lợi cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật hoạt động, nhất là việc thực hiện TVPB đối với các dự án mang tính xã hội cao, các công trình xây dựng cơ bản vốn lớn trước khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thực hiện. Bởi vì qua TVPB cho thấy tính khoa học, hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Suy cho cùng thực hiện TVPB là góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần chống lãng phí, tham nhũng...

     Ba là, cơ quan Liên hiệp hội các tỉnh phải chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan như: HĐND, Mặt trận Tổ quốc, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ...đề xuất UBND tỉnh, thành phố giao cho Liên hiệp hội nhiệm vụ cụ thể hàng năm các dự án, đề án, công trình để Liên hiệp hội thực hiện nhằm mang lại hiệu quả thiết thực như bản chất vốn có của chính sách mà Đảng và Nhả nước kỳ vọng .

    Thứ tư là, Liên hiệp hội địa phương cần xây dựng một danh sách các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành ở tất cả các ngành kinh tế, các viện, trường (bao gồm cả các nhà khoa học đương chức và nghỉ hưu) để mời tham gia thực hiện TVPB các công trình, dự án phù hợp. Bên cạnh đó Liên hiệp hội phải cung cấp thông tin mới để họ cập nhật kịp thời, phục vụ cho công tác nghiên cứu. Ngoài ra giữa các địa phương cần có sự trao đổi kinh nghiệp, học tập lẫn nhau về những vấn đề có liên quan.

      Năm là, đối với những địa phương có tiềm năng kinh tế biển lớn, cần mạnh dạn đề xuất cấp có thẩm quyền giao các công trình, dự án kinh tế biển với nhiều loại hình ngắn hạn, trung hạn, nhất là các dự án gắn với biến đổi khí hậu là những vấn đề bức xúc hiễn nay, trên cơ sở mời các chuyên gia trong và ngoài địa phương, kể cả chuyên gia nước ngoài đang công tác tại Việt Nam (đối với công trình dự án không liên quan đến bí mật quốc gia, thông qua ngành công an, ngoại vụ xét duyệt).

      Trên đây là những vấn đề cơ bản rút ra từ hội thảo, hy vọng đây là cẩm nang cho các Liên hiệp hôi các địa phương, nếu thực hiện tốt thì công tác tư vấn phản biện nói chung và vế phát triển kinh tế biển nói riêng sẽ khởi sắc hơn trong thời gian tới ./. 

                                                                          Viết-Trương