Bảo quản thực phẩm bằng vật liệu có nguồn gốc thực vật

Vì việc vận chuyển một khoảng cách khá xa từ nơi trồng trọt tới tay người tiêu dùng, việc đảm bảo độ tươi của thực phẩm là một điều cần thiết.

Khi chuỗi cung ứng thực phẩm trở nên phức tạp, việc đảm bảo rằng trước năm 2050 thực phẩm đủ để cung cấp cho gần 10 tỉ người trong giới hạn môi trường cho phép là rất quan trọng. Trong khi đó, chúng ta lại đang lãng phí 1/3 thực phẩm mỗi năm. Vì thế việc đảm bảo thực phẩm được phân phối một cách hợp lý để tránh thất thoát cũng quan trọng không kém.

Nhựa được sử dụng rộng rãi để bảo quản thực phẩm trước khi đến tay người sử dụng một cách an toàn. Vì vai trò quan trọng đó nên nếu giảm sử dụng nhựa để bảo vệ môi trường sẽ dẫn tới việc tăng thực phẩm bị hư hại và bỏ đi là điều tất yếu. Việc xử lý các sản phẩm bị hư này cũng sẽ tạo ra khoảng 3.3 tỉ tấn CO2 trên toàn cầu.

Việc tạo ra một kí thịt bò sẽ tạo khí CO2 gần bằng 400 lần việc sử dụng nhựa để đóng gói kí thịt này trong suốt quá trình phân phối và bán lẻ.

Tuy nhiên, áp lực để giảm sử dụng rác thải nhựa đang tăng. Trong khi đó khách hàng, chính phủ, và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của việc thay thế cho loại vật liệu rẻ tiền như nhựa. Những nghiên cứu khoa học gần đây đã và đang tìm ra những “tia hi vọng” trong các vật liệu có nguồn gốc từ thực vật.

KHOA HỌC ĐẰNG SAU VIỆC ĐÓNG GÓI BỀN VỮNG

Nhu cầu của khách hàng đối với việc đóng gói bền vững đã và đang tăng lên cùng với những quan ngại về môi trường sống. Hơn phân nửa khách hàng đề cập đến 3 yếu tố đóng góp vào việc đóng gói bền vững: khả năng tái sử dụng, khả năng tự phân hủy khả năng bền vững.

Tuy nhiên, thì việc đóng gói phức tạp hơn những gì khách hàng nghĩ, và hầu hết khách hàng đều không hoàn toàn hiểu về sự khác biệt giữa các hình thức đóng gói. Chính việc hiểu nhầm đó một phần dẫn tới việc chuẩn hóa các yếu tố trên.

Thật vậy, phương pháp đóng gói có khả năng tái tạo tái chế, và phân hủy sinh học đều nằm dưới một thuật ngữ chung là đóng gói bền vững. Những phương pháp này nhằm mục đích giảm ảnh hưởng đến môi trường cũng như giảm lượng CO2 thải ra môi trường.

Phương pháp đóng gói có khả năng tái chế là phương pháp phổ biến nhất. Ngày này, hầu hết những sản phẩm nhựa có thể tái tạo là chai và các dạng hộp cứng

Trong khi đó, phương pháp đóng gói có khả năng tái tạo  sử dụng các vật liệu như chất xơ, tinh bột hoặc xác mía.

Cuối cùng, phương pháp đóng gói có khả năng phân hủy sinh học sử các vật liệu hữu cơ có thể phân hủy thành CO2, nước, và các phân tử hữu cơ đơn giản chỉ trong vòng hai tháng

Các chuyên gia trong ngành đang cố gắng để xác định vật liệu nào khách hàng ưa thích hoặc vật liệu nào có ít ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Những công ty như Coca-Cola hiện đang ứng dụng và cải tiến những vật liệu có nguồn gốc từ thực vật. Công ty này đã khởi động chương trình PlantBottleTM nhằm thay thế vật liệu có nguồn gốc hóa thạch (fossil-based ingredients) (làm ra nhựa PET) bằng những vật liệu tái tạo có nguồn gốc từ thực vật. Năm 2017, 29% các sản phẩm của Coca-Cola ở Bắc Mỹ và 8% trên toàn cầu đã áp dụng những vật liệu trên.

ĐẢM BẢO ĐỘ TƯƠI

Các sản phẩm từ thịt, rau củ quả, và từ sữa rất dễ bị hư và cần phải bảo quản kỉ lưỡng để đảm bảo sự an toàn, độ tươi, và bắt mắt

Các phương pháp bảo quản sử dụng nguyên vật liệu từ thực vật đã không thể cạnh tranh nổi với các vật liệu từ nhựa vì tuổi thọ và chi phí. Nhưng hiện tại, những vật liệu đóng gói mới từ thực vật đã đạt được cả về nhu cầu khách hàng và tính thực dụng.

Một công ty đã sử dụng vật liệu mới này để đóng gói các loại thực phẩm như thịt gia cầm, thịt bò, và thủy sản ở Mĩ, Canada và Mexico. Không có sự khác biệt về khả năng bảo quản giữa vật liệu mới này với nhựa truyền thống.

Những vật liệu này phải chứng minh được cả độ bền và giá cả cạnh tranh để có thể trụ vững trên thị trường

CHƯA PHẢI LÀ BIỆN PHÁP CHO TẤT CẢ

Khi các việc xử lí và đóng gói sản phẩm tiếp tục dịch chuyển sang sử dụng các vật liệu từ thực vật, các công ty cũng cần phải tìm hiểu tất cả các lựa chọn vì không có vật liệu vào phù hợp cho tất cả. Bởi vì mỗi một lựa chọn được thiết kế cho một ứng dụng riêng biệt.

Chẳng hạn như polylactic acid (PLA) có thể sử dụng để làm hộp đựng dây tây, tô để đựng xà lách, và các loại ly. Tuy nhiên, vật liệu này có vài điểm yếu về tuổi thọ. Trong khi đó, nhựa lại phù hợp cho việc bảo quản các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, và cá vì nó có khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập của O¬2 và CO2

Khi việc cải tiến và ứng dụng những vật liệu có nguồn gốc từ thực vật và các công nghệ khác đang phát triển, chúng ta cũng cần phải nâng cao nhận thức của khách hàng cũng như chính phủ về việc cân bằng giữa giảm thực phẩm bị hư và giảm các vật liệu dùng để bảo quản thực phẩm cho dù bằng bất kì hình thức nào ngay bây giờ cũng như trong tương lai.

Karl Deily

Nguồn: https://foodtank.com/…/opinion-cutting-waste-keeping-food-…/

Người dịch: Khang Nguyen