Notice: Undefined index: id in /var/www/clients/client5/web23/web/source/modules/2.0.0/article/article.php on line 122

Notice: Undefined index: id in /var/www/clients/client5/web23/web/source/modules/2.0.0/article/article.php on line 122

Notice: Undefined index: id in /var/www/clients/client5/web23/web/source/modules/2.0.0/article/article.php on line 122

Notice: Undefined index: id in /var/www/clients/client5/web23/web/source/modules/2.0.0/article/article.php on line 122

Notice: Undefined index: id in /var/www/clients/client5/web23/web/source/modules/2.0.0/article/article.php on line 122

Notice: Undefined index: id in /var/www/clients/client5/web23/web/source/modules/2.0.0/article/article.php on line 122

Notice: Undefined index: id in /var/www/clients/client5/web23/web/source/modules/2.0.0/article/article.php on line 122

Notice: Undefined index: id in /var/www/clients/client5/web23/web/source/modules/2.0.0/article/article.php on line 122

Notice: Undefined index: id in /var/www/clients/client5/web23/web/source/modules/2.0.0/article/article.php on line 122

Notice: Undefined index: id in /var/www/clients/client5/web23/web/source/modules/2.0.0/article/article.php on line 122
Bài hát “Hò kéo pháo” ra đời như thế nào?

Bài hát “Hò kéo pháo” ra đời như thế nào?

Kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7-5-1954

             

BÀI HÁT “HÒ KÉO PHÁO” RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

 

        Chúng ta được biết nhiều bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân ra đời trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ rất đậm đà bản sắc dân tộc như: “Hò kéo pháo”, “Bài ca pháo kích”, “Nổi trống lên rừng núi ơi!”, “Quảng Bình quê ta ơi!”, “Bài ca xây dựng”… Riêng bài “Hò kéo pháo” đã để lại một ấn tượng khó quên trong lòng dân tộc Việt Nam và bè bạn thế giới. Nó cùng với bài “Chiến thắng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, ghi một mốc son chói lọi, đánh dấu chín năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng và thắng lợi vẻ vang.

      Chiến dịch Trần Đình- mật danh thời bấy giờ của chiến dịch Điện Biên Phủ- mở màn với trận đánh vào cứ điểm Him Lam ở phía Đông Bắc của lòng chảo Mường Thanh. Hoàng Vân đã có mặt suốt trong chiến dịch này. Anh được các đồng chí ở Sư 312 giao nhiệm vụ đến mặt trận quan sát để dẫn các tốp văn nghệ xung kích tới từng chiến hào phục vụ bộ đội. Cứ nghe tiếng hô “hai, ba, nào!” của bộ đội, dân công kéo pháo lên dốc từng nấc một, anh càng khâm phục. Một đêm trong căn hầm trú quân trên đường kéo pháo, khi nghe tin anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, đã anh dũng hy sinh, Hoàng Vân xót thương, cảm kích không sao ngủ được. Dưới ánh đèn dầu tù mù, trời đã gần sáng, một tiếng gà rừng eo óc gáy trên nương, rồi biết bao tiếng gà khác đáp lại, trong đầu nhạc sĩ bỗng xuất hiện “tứ” nhạc: “Gà rừng gáy trên nương rồi, kéo pháo ta sang qua đồi, trước khi trời hừng sáng!”.

       Nhạc sĩ Hoàng Vân nhớ lại: “Trời đã về khuya, nằm trong hầm tôi không thể nào ngủ được, tôi bước ra ngoài, đi trong màn đêm. ánh trăng hôm đó mờ ảo, màn sương đêm lạnh lẽo. Bất thình lình tôi nghe tiếng gáy của một con gà rừng trước hầm. Tiếng gà gáy đó không chỉ báo hiệu bình minh đang tới, mà còn biểu tượng cho khát vọng chiến thắng tha thiết của quân đội ta. Điều đó đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi. Quay trở lại hầm, tôi đặt bút xuống và viết: “Gà rừng gáy trên nương rồi...” Các giai điệu cứ thế được tuôn trào. Tôi sử dụng nhịp 2/4 để diễn tả nhịp của những người lính khi kéo những khẩu pháo qua các dốc, các sườn núi cao”.

Ảnh tư liệu lịch sử kéo pháo lên Điên Biên phủ

 

      Tác giả cảm thấy như có muôn ngàn tiếng “hò dô ta, nào!” vang lên đâu đây. Và cứ thế giai điệu bài hát được hình thành theo hình thức “xô-xướng” của điệu hò dân gian Bắc bộ: “Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi. Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù…”. Bài hát có  cấu trúc khá linh hoạt, dùng nhiều “quảng 4” đi lên và đi xuống, phù hợp với động tác kéo pháo, phù hợp với mọi cỡ giọng, nên rất dễ hát, dễ thuộc. Ca sĩ Kim Ngọc đem phổ biến bài hát khắp nơi. Chị đã hát cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe và được Đại tướng rất khen ngợi. Bài hát đã được trao giải Nhất tại Đại hội liên hoan toàn quân năm 1954 ở Hà Nội, còn Hoàng Vân được thưởng Huân chương chiến công hạng Ba và Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên.

          Bài “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân đã phục vụ kịp thời bộ đội pháo binh non trẻ Việt Nam. Nó kích thích, cổ vũ lòng phấn khởi, tự hào, quyết tâm của quân đội ta. Ca khúc này ra đời khi nhạc sĩ đang ở tuổi 23 tràn đầy nhựa sống và lòng lạc quan tin tưởng. Đó là một bài ca xanh mãi cùng năm tháng. Với những đóng góp cho nền âm nhạc Cách mạng, nhạc sĩ Hoàng Vân đã được nhận giải thưởng cao quý- giải thưởng Hồ Chí Minh- về Văn học Nghệ thuật năm 2000./.

 

                         LÊ XUÂN