Mô hình nông nghiệp hay, mang lại hiệu quả kinh tế

MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP HAY, MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ

Lê Thị Thúy kiều

Người Việt Nam thông minh, sáng tạo luôn chịu khó nghiên cứu, tìm tòi để cải tiến, cải tạo và ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống.

VAC mô hình nông nghiệp khép kín đem lại hiệu quả kinh tế trong hộ gia đình. VAC gắn liền các yếu tố “truyền thống” và “hiện đại”: Các yếu tố truyền thống về giống cây, con bản địa được hỗ trợ để phát triển bằng các công nghệ sinh học tiên tiến và hiện đại. Về mặt kinh tế: VAC cấu thành một phần của kinh tế nông nghiệp và nông thôn và là một bộ phận quan trọng của thu nhập hộ gia đình nông dân.  VAC phát triển sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thâm canh, đa dạng và bền vững. Nó sẽ cung cấp sản phẩm nhiều hơn cho tiêu thụ, xuất khẩu và cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến liên quan. Góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập, giảm nghèo, cải thiện mức sinh hoạt cho nhiều hộ gia đình nông dân. Thực tiễn  cho thấy ở nhiều gia đình nông dân đã đạt tới 70% tổng thu nhập và trở nên giàu có bằng thực hành VAC. Về mặt dinh dưỡng: VAC cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng theo các chế độ ăn uống trong các gia đình bằng cung cấp các loại rau, hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao (rau dền, rau đậu, cà rốt, chuối, đu đủ, trái cây có múi...), hay trứng, cá, thịt cho nhu cầu tiêu dùng trong các gia đình (Hội đồng nhân dân Phước Đồng, 2017).

VACB là mô hình vườn - ao - chuồng - biogas, một mô hình kiểu mới với giải pháp biogas có thể khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn nguyên liệu có sẳn (Lưu Huyền Trang, 2020)

Điểm lợi của mô hình khép kín này là người chăn nuôi có thể tận dụng triệt để nguồn nước, nguồn thức ăn, các loại chất thải để đem lại hiệu quả kinh tế cao (Quang Hải, 2020)

Ông Tám Công (Lê Văn Công), ở ấp Tân Long, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, có nguồn thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm, từ mô hình làm kinh tế kết hợp VAC (vườn, ao, chuồng). Với 1ha vườn trồng được 1.500 cây mít, mỗi cây một năm thu hoạch 2 trái, với giá bán 20.000 đồng/kg, trừ chi phí cũng còn lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/năm. Thêm 2 ao mỗi cái rộng 1.000m2 để nuôi cá tai tượng, mỗi năm xuất bán 1 lần, mỗi lần từ 8-10 tấn, với giá bán từ 35.000-37.000 đồng/kg, thu lợi gần 200 triệu đồng. Tận dụng đất rồng xen thêm cây đinh lăng, một năm thu nhập thêm hàng chục triệu đồng từ loại cây trồng này. Bên cạnh đó, còn nuôi thêm đàn dê hơn chục con, mỗi năm sinh sản ra hàng chục con dê con. Sau thời gian chăm sóc khoảng 45 ngày xuất bán với giá từ 3-3,5 triệu đồng/con thu về khoản tiền khá mà không tốn nhiều chi phí (Quang Hải, 2020).

Chuỗi sản xuất khép kín quy mô hộ gia đình của anh Danh Hoàng ở Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã thành công với mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sản xuất theo chuỗi khép kín. Tận dụng diện tích đất nhà khoảng 5.000m2, anh Hoàng tiến hành trồng cây bắp. Sau khi thu hoạch, anh tận dụng cây bắp làm thức ăn cho 8 con bò, giúp giảm chi phí thức ăn, giúp bò sinh sản tốt và đạt chất lượng về giống cũng như bò thịt. Không những thế, anh còn tận dụng nguồn phân bò nuôi trùn quế để bán và nuôi lươn đồng. Trùn quế được anh sử dụng làm thức ăn dinh dưỡng cho lươn và gà, còn lại anh đem bán, với mỗi kg trùn quế, anh có thêm được 50.000 đồng. Bên cạnh đó, anh Hoàng cũng tận dụng sinh quế của trùn quý để làm phân hữu cơ trồng rau màu và cây hẹ, mang về nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. không chỉ tạo ra những sản phẩm chất lượng, không sử dụng thuốc hóa học, mang lại nguồn lợi nhuận 100 triệu đồng/năm (Tường vi, 2020)

Mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học, nuôi bò, nuôi trùn quế kết hợp trồng cây ăn trái khép kín từ thức ăn đến phân bón cho vật nuôi và cây trồng của nông dân Đào Hữu Nghĩa, ấp Bình Khánh, xã Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn xử lý nguồn chất thải trong chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường. chuyển đổi 3 công đất trồng lúa, trồng màu sang trồng mãng cầu Xiêm, ổi kết hợp chăn nuôi bò và gà thịt. Vườn mãng cầu Xiêm và ổi đến nay đã ra trái và mang lại thu nhập ổn định cho gia đình Phương pháp nuôi gà bằng đệm lót sinh học không sợ vấn đề ô nhiễm môi trường, gà ít bệnh, sinh trưởng và phát triển nhanh”. Đệm lót sinh học dễ áp dụng vì chi phí đầu tư không cao, chỉ cần sử dụng các loại nguyên liệu như: trấu, mùn cưa, vỏ bào… kết hợp vi sinh vật sẽ phân giải phân do gà thải ra, hạn chế mùi hôi và giữ ấm cho gà. Diện tích chuồng 500m2, anh Nghĩa thả nuôi 270 con, nuôi theo hình thức xoay vòng. Sau 4 tháng nuôi tỷ lệ sống đạt trên 95%, trọng lượng gà trung bình từ 1,4-1,7kg/con. Bán cho thương lái với giá 100.000-120.000 đồng/kg, mỗi lứa gà sau khi xuất chuồng, trừ chi phí anh còn lời khoảng 20 triệu đồng (Trọng Tín, 2019)

Mô hình nông nghiệp liên hoàn V-A-C (vườn - ao - chuồng) của ông Dương Đức Long ở thôn Thanh Ly 1, xã Bình Nguyên, Thăng Bình theo quy trình chuỗi khép kín liên hoàn đầy khoa học, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với đầu tư khoảng 500 triệu đồng xây dựng nhà điều hành, 10 ao nuôi, trong đó chia đôi để nuôi cá lóc và cá trê. Tận dụng nước thải của ao nuôi, ông Long dùng để tưới cho khoảng 500 cây dừa xiêm, 2.000 cây ớt. Sau đó, nguồn nước dôi dư nhiều, ông Long tiếp tục trồng cỏ để chăn nuôi bò. thả nuôi 50.000 cá lóc và cá trê, sau 6 tháng nuôi thu được tiền lời khoảng 130 triệu đồng, tận dụng được chuỗi phân làm nguồn thức ăn trong chăn nuôi, trồng trọt, giảm được chi phí đầu tư, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Đặc biệt, đối với mô hình này, thay vì chất thải chăn nuôi xả trực tiếp ra môi trường thì tận dụng làm thức ăn, phân bón, hạn chế ô nhiễm (Giang Biên, Minh Tân, 2020)

Mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất, nông dân Nguyễn Thuận (sinh năm 1961, trú tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế), đã có doanh thu khoảng 3 tỷ đồng mỗi năm từ mô hình trang trại chăn nuôi lợn và gà. Đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây chuồng trại, mở rộng quy mô sản xuất và trang thiết bị hiện đại phục vụ chăn nuôi, như lắp đặt hệ thống lạnh, máng ăn và máng uống tự động, làm hầm chứa và xử lý chất thải, hầm biogas; áp dụng công nghệ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học bằng việc sử dụng các tấm lót sinh học giúp giảm mùi hôi và khí độc, tạo môi trường trong lành và giảm thiểu tối đa dịch bệnh cho vật nuôi.

Cách làm này cũng giảm công lao động và chi phí trong quá trình vệ sinh chuồng trại. Bên cạnh đó, ông Thuận còn trồng 4.000m2 lúa, cùng rau các loại để tạo nguồn thức ăn xanh, sạch cho lợn, gà. Chủ động sản xuất được thức ăn sạch, đảm bảo dinh dưỡng nên lợn nuôi mau lớn, ít dịch bệnh, chất lượng thịt chắc, thơm ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được thị trường ưa chuộng.
Mỗi năm, trang trại của ông xuất bản khoảng 500 con lợn thịt thu lợi hàng trăm triệu đồng. Tương tự, mỗi tháng ông Thuận bán ra thị trường khoảng 2.000 con gà. Chất lượng giống tốt, năng suất sinh sản cao, thời gian tăng trưởng ngắn hơn so với nuôi đại trà. trừ chi phí, trung bình mỗi năm ông Thuận thu lãi khoảng 900 triệu đồng, đồng thời giải quyết việc làm cho 12 lao động với mức lương trên 3 triệu đồng/người/tháng (Tường Vi, 2017).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tường Vi, 2020. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường theo chuỗi khép kín. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

http://dangcongsan.vn/kinh-te/phat-trien-kinh-te-gan-voi-bao-ve-moi-truong-theo-chuoi-khep-kin-554400.html

  1. Trọng Tín, 2019. Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi khép kín. Báo An Giang online.

https://baoangiang.com.vn/phat-trien-kinh-te-tu-mo-hinh-chan-nuoi-khep-kin-a256318.html

 

  1.  Mai Huê, 2019. Mô hình 'chuỗi phân' chăn nuôi liên hoàn khép kín. Hội nông dân Việt Nam.

http://www.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/46/87159/mo-hinh-chuoi-phan-chan-nuoi-lien-hoan-khep-kin

  1. Bích Đào, 2018. Mô hình trang trại tổng hợp khép kín bảo vệ môi trường của thanh niên. Báo tuổi trẻ Bình Định.

https://tuoitrebinhdinh.vn/mo-hinh-trang-trai-tong-hop-khep-kin-bao-ve-moi-truong-cua-thanh-nien/

  1. Giang Biên, Minh Tân, 2020. Mô hình nông nghiệp liên hoàn. Báo Quàng Nam online

http://baoquangnam.vn/nong-nghiep-nong-thon/mo-hinh-nong-nghiep-lien-hoan-85137.html

  1. Tường Vi, 2017. Nông dân làm giàu từ mô hình trang trại khép kín. Báo tin tức online.

https://baotintuc.vn/nguoi-tot-viec-tot/nong-dan-lam-giau-tu-mo-hinh-trang-trai-khep-kin-20171012093156615.htm

  1. Lưu Huyền Trang, 2020. Mô hình VACB – hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường. Tạp chí khoa học và môi trường.

http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=M%C3%B4-h%C3%ACnh-VACB:-Hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3-kinh-t%E1%BA%BF-v%C3%A0-th%C3%A2n-thi%E1%BB%87n-v%E1%BB%9Bi-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-48852

  1. Quang Hải, 2020. Hiệu quả kinh tế từ mô hình VAC. Báo Hậu Giang.

http://www.baohaugiang.com.vn/nong-nghiep-nong-thon/hieu-qua-kinh-te-tu-mo-hinh-vac-88418.html

  1. Hội đồng nhân dân Phước Đồng, 2017. Mô hình kinh tế vac - một bộ phận không thể thiếu đối với người nông dân.

http://hoinongdannhatrang.vn/artdetail_mo-hinh-kinh-te-vac-mot-bo-phan-khong-the-thieu-doi-voi-nguoi-nong-dan_745_2_6.html.